News

Ăn gì ngừa đột quỵ? 9 thực phẩm “vàng” cho tim mạch khỏe mạnh

15/12/2020

Ăn gì ngừa đột quỵ? 9 thực phẩm “vàng” cho tim mạch khỏe mạnh

Để ngừa đột quỵ cần kết hợp nhiều biện pháp, trong đó xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách hiệu quả giúp tim mạch của bạn luôn khỏe mạnh, giảm, tránh được nguy cơ đột quỵ.

Tổng quan về bệnh đột quỵ, ai cũng cần biết

Cứ 6 người sẽ có 1 người đột quỵ. Ở Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong xếp hàng đầu. Đây là căn bệnh đáng báo động có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó chủ động trang bị các kiến thức về đột quỵ cũng giúp phòng ngừa tốt hơn.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương do mạch máu não đột ngột bị tắc, vỡ, khiến lưu lượng máu lên não bị gián đoạn. 

Đột quỵ được chia thành 2 loại:

  • Đột quỵ do thiếu máu não: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc do cục máu đông chèn, ngăn không cho máu đi nuôi tế bào não.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu thấm vào, làm tổn thương tế bào não.

Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ khiến cho não thiếu oxy, tế bào não sẽ bị chết chỉ sau vài phút. Cụ thể, sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết, làm giảm đi tuổi thọ tầm 3 tuần. Thời gian cho đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi thì hệ thần kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. 

Đây là lý do, đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong được xếp vào hàng đầu, trường hợp nhẹ cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ bị liệt, tàn phế vô cùng cao.

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, được chia thành 2 yếu tố gồm yếu tố không thể kiểm soát (không thể thay đổi) và yếu tố có thể kiểm soát (có thể thay đổi). 

Yếu tố không thể kiểm soát: 

  • Tuổi tác: Người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ, từ 55 tuổi trở đi. Tuy nhiên hiện tại tình trạng đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Nếu người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn người bình thường
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi người da trắng.

Yếu tố không thể kiểm soát:

  • Bệnh lý: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu, cao huyết áp… có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-6 lần so với người bình thường.
  • Thừa cân, béo phì: Người thừa cân dễ dẫn đến cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần người thường
  • Sống thiếu lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không đủ chất, uống nhiều rượu, sử dụng chất kích thích, lười vận động dễ dẫn đến đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, biến mất nhanh chóng, lặp đi lặp lại, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi đột ngột, mặt tê cứng, cười bị méo mó
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, người tê liệt một nửa, điển hình nhất là 2 cánh tay không thể nâng qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát ra âm thanh, nói không rõ chữ, nói ngọng, khó nghe
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột 
  • Mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, đau nhanh, buồn nôn, nôn

Lưu ý: Người đột quỵ có thể xảy ra một vài dấu hiệu trên, tùy sức khỏe của mỗi người, các triệu chứng xảy ra rất nhanh, tỷ lệ tử vong trong thời gian ngắn rất cao. 

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ. Nếu xây dựng và duy trì được chế độ ăn uống hợp lý, biết ăn và tránh ăn thực phẩm nào thì tỷ lệ đột quỵ “ghé thăm” bạn sẽ vô cùng thấp.

Dưới đây là 9 thực “vàng” cho tim mạch để bạn nói không với đột quỵ, đừng bỏ qua nhé!

Rau xanh đậm

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ. Trong đó các loại rau màu xanh đậm thường giàu chất xơ như rau cải, rau ngót, bông cải xanh… Những loại rau này cũng rất giàu kali và canxi tốt cho tim mạch.

Các loại hạt (Hạnh nhân, óc chó, đậu nành, hạt chia, ngũ cốc…

Đây là nhóm giàu chất xơ thứ 2 lại bổ sung thêm omega-3 mà bạn cần thêm vào thực đơn hằng ngày của mình và cả gia đình, nhất là với các đối tượng có nguy cơ cao xảy ra đột quỵ.

Với các loại hạt có thể chế biến thành xôi, chè, sữa hạt, các loại bánh để tăng thêm hương vị.

Tỏi

Tỏi đâu chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chúng còn có khả năng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, giảm cholesterol để ngừa đột quỵ, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Bạn có thể sử dụng tỏi vào các món ăn hằng ngày như rau muống xào tỏi, tôm rim tỏi, gà nấu tỏi, chân gà chiên mắm tỏi… Hoặc ăn từ 1-2 tép tỏi đen hữu cơ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Cá hồi

Ăn cá ít nhất 3 lần/tuần giúp giảm nguy cơ đột quỵ từ 6-12%, đặc biệt nên ưu tiên các loại cá giàu omega-3 như cá hồi. Omega-3 có tác dụng làm giảm tình trạng viêm trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu, giảm nguy cơ đông máu.

Với cá hồi bạn có thể áp chảo, làm các món sốt như cá hồi sốt cam, sốt tiêu, các món súp dễ tiêu, salad… đều ngon và tốt.

Khoai lang

Khoai lang giàu chất xơ, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Lưu ý với người tiểu đường thì nên ăn với lượng vừa phải khoai lang, nhất là khoai lang có hàm lượng đường cao.

Cà chua

Cà chua rất giàu vitamin A, C, P tốt cho não bộ giúp ngừa đột quỵ. Tuy nhiên chỉ nên ăn cà chua chín, tránh ăn cà chua xanh vì cà chua xanh có chứa độc tố. 

Chuối

Chuối rất giàu Kali- dưỡng chất giúp giảm tới 24% nguy cơ đột quỵ. Chú ý nên chọn chuối xanh, nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường, trong chuối xanh có chứa kháng tinh bột, cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, ngừa đột quỵ.

Hạt bí

Ăn hạt bí thường xuyên có thể giảm 22% nguy cơ đột quỵ. Ngoài ăn không thì bạn có thể sử dụng hạt bí để làm bánh, làm sữa hạt, salad, thêm vào hỗn hợp ngũ cốc ăn sáng… đều rất tốt cho sức khỏe.

Dầu thực vật

Dầu thực vật là lựa chọn lý tưởng thay vì dầu mỡ động vật. Theo đó bạn có thể chọn dầu oliu, dầu hạt óc chó, dầu hạt cải… để thay thế. Lưu ý với các loại dầu hạt thì tránh sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hiệu quả, tốt nhất nên sử dụng vào chế biến salad, các món trộn…

Đột quỵ nên tránh ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì bạn cũng cần biết thực phẩm nào nên tránh để giảm nguy cơ đột quỵ.

  • Ngũ cốc cần tránh hoặc hạn chế (bột mì trắng, bắp rang bơ, snack…)
  • Hạn chế chất béo không lành mạnh (mỡ lợn, mỡ từ thịt xông khói, sốt kem, nước thịt…)
  • Tránh ăn nhiều muối, thực phẩm giàu Natri như đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn
  • Tránh ăn nhiều đường, thực phẩm giàu đường, nhất là người bị tiểu đường

Ngoài chế độ dinh dưỡng, để ngừa đột quỵ, nhất là với những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ cần lưu ý:

  • Giữ ấm cơ thể (nhất là vào mùa đông)
  • Không hút thuốc lá
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là “bí kíp” để phòng ngừa các bệnh tật, nhất là đột quỵ, điều này càng quan trọng hơn khi nhịp sống hiện đại khiến con người khó kiểm soát được chế độ ăn uống và nguồn thực phẩm. Hy vọng với những chia sẻ trên của Organica, bạn sẽ chú ý hơn chế độ ăn uống hằng ngày của mình và cả gia đình để tăng cường sức khỏe, ngừa bệnh tật, không riêng gì đột quỵ.