Tin tức

Cảm cúm 3 tháng đầu, mẹ bầu cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

09/11/2020

Cảm cúm 3 tháng đầu, mẹ bầu cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Khác với cảm lạnh, cảm cúm là tình trạng mẹ bầu chớ có coi thường, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu chẳng may gặp phải thì mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Cảm cúm khác gì với cảm lạnh thông thường?

Cảm cúm và cảm lạnh hoàn toàn khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng sẽ không giống nhau nhưng biểu hiện lại khá tương đồng, dễ nhầm lẫn. Chính vì thế mẹ bầu cần trang bị kiến thức để nhận diện được đâu là cảm lạnh, đâu là cảm cúm từ đó có phương án xử lý phù hợp.

  • Cảm lạnh: Biểu hiện dễ nhận biết là đau họng từ 1-2 ngày đi kèm các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi nhiều lần kéo dài đến ngày thứ 4, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn ho. Cảm lạnh thường không gây sốt, nếu có chỉ sốt nhẹ, người không quá mệt mỏi, chủ yếu là sự khó chịu do chảy mũi, hắt hơi. Tình trạng thường sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn vào ngày thứ 7.
  • Cảm cúm: Cảm cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh, nhất là với thai phụ. Biểu hiện của bệnh thường là sốt cao đột ngột 39-40 độ kèm theo đau đầu dữ dội, buồn nôn, người mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, rát họng, miệng đắng, ho có đờm…

Cảm cúm tác như thế nào đến thai nhi?

Khi mang thai sức đề kháng của chị em suy giảm, dễ bị tấn công bởi virus lây qua đường nói, hắt hơi, tiếp xúc tay. Đặc biệt là trong thời tiết mưa nắng thất thường chuyển giao mùa như hiện nay, tỷ lệ mẹ bầu mắc cảm cúm ngày một tăng cao.

Đối với cảm cúm mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thời điểm này thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, một tác động nhỏ cũng có thể gây hại. 

Các chuyên gia cho rằng, khi mẹ cảm cúm, thân nhiệt tăng cao, thai nhi khó có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó một số chủng virus cúm có thể làm thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể, sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu...vô cùng nguy hiểm nên mẹ bầu chớ có chủ quan nhé.

Khi mắc cảm cúm, mẹ bầu cần làm gì để nhanh khỏi, không ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi mắc cảm cúm, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thích hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách để nhanh khỏi bệnh, hạn chế các tác động đến thai nhi.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Khi bị cảm cúm mẹ sẽ rất khó chịu với tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi. Lúc này mẹ bầu nên tiến hành vệ sinh mũi bằng cách xì mũi nhẹ nhàng (Sử dụng 1 tay che bên kia mũi, xì nhẹ để loại bỏ chất nhầy trong mũi ra bên ngoài. Bên cạnh đó mẹ nên mua thêm nước muối sinh lý ở bên ngoài, cho vào xi lanh để vệ sinh mũi mỗi ngày hiệu quả hơn.

Súc họng thường xuyên

Sử dụng nước muối để súc họng hằng ngày là cách để mẹ bầu nhanh chóng loại bỏ bệnh. Đồng thời cách này còn giúp giảm các triệu chứng ho, đau họng khiến mẹ khó chịu.

Giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh bằng cách mang áo ấm, đeo tất, mang áo cổ cao. Đồng thời lúc này mẹ bầu tuyệt đối không được làm việc quá sức, cần được nghỉ ngơi để cơ thể sơm shooif phục.

Uống nước ấm

Uống nước ấm là cách trị cảm cúm cực hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Nước ấm giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước, làm dịu tình trạng khô rát ở mũi và cổ họng.

Bên cạnh nước ấm, mẹ có thể kết hợp thêm các loại trà thảo mộc, nước chanh ấm, cháo hoặc súp để cải thiện triệu chứng bệnh. Thời gian này mẹ cần tránh dùng cà phê, rượu, thức uống có gas.

Xông hơi, tắm nước ấm

Xông hơi là cách trị cảm cúm hiệu quả từ xưa đến nay. Mẹ bầu có thể xông lá hoặc đơn giản hơn là sử dụng 1 chậu nước nóng vừa cho lên ghế, sau đó trùm chăn và tiến hành xong, có thể thêm ít tinh dầu để tăng hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ nhớ tắm bằng nước ấm, hơi nước ấm sẽ giúp mẹ dễ chịu, giúp đường thở thông thoáng, làm loãng và giúp chất nhầy được loại bỏ nhanh hơn.

Thoa dầu tràm

Ngủ đủ giấc, kê cao gối đầu

Sử dụng dầu tràm thoa lên trán, lòng bàn chân, cho vào nước tắm hoặc thoa dưới mũi cũng là cách giúp thông mũi họng, hỗ trợ điều trị bệnh. Lưu ý mẹ không nên dùng quá nhiều.

Ngủ đủ giấc, kê cao gối đầu

Khi bị cảm cúm mẹ thường khó có thể ngủ được vì nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lúc này mẹ nên kê cao gối đầu sẽ dễ ngủ hơn, một giấc ngủ ngon sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sức, sớm khỏe.

Chọn thực phẩm hữu cơ

Dinh dưỡng quan trọng nhưng thực phẩm an toàn càng quan trọng hơn, nhất là với mẹ bầu trong 3 tháng đầu cực kỳ nhạy cảm với hóa chất, thêm vào đó tình trạng cảm cúm sẽ khiến bệnh nặng hơn, hệ lụy nghiêm trọng hơn

Trong đó, thực phẩm hữu cơ là lựa chọn lý tưởng nhất để mẹ an tâm về mức độ an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị.

Mẹ có thể ghé cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica để chọn mua thực phẩm hữu cơ hoặc gọi ngay vào Hotline 0901828 689 để được hỗ trợ chi tiết.

Khi đã chọn được nơi mua thực phẩm, mẹ bầu cần ưu tiên các thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

>>> Tham khảo: Thực phẩm tăng đề kháng cho mẹ bầu mùa cảm cúm