Tin tức

Tăng cân an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn gì?

01/06/2021

Tăng cân an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn gì?

Tăng cân cho mẹ bầu là cần thiết trong thời kỳ thai sản, việc tăng cân giúp mẹ có nhiều sức khỏe để nuôi con. Song song đó, em bé trong bụng cũng có đủ dưỡng chất để lớn lên, hoàn thiện các cơ quan và phát triển được trí não.

Nhiều mẹ bầu vì lo ngại vóc dáng sau sinh không được thon gọn như trước nên cố tình ép cân, điều này là cực kỳ không tốt cho cả mẹ và bé, nhiều chuyên gia sản khoa khẳng định.

Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều, quá đột ngột cũng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Vậy mẹ bầu nên tăng cân như thế nào, tăng bao nhiêu là đủ?

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân là an toàn?

Dinh dưỡng rất quan trọng đến quy trình tăng cân của người mẹ. Theo nhận định từ các chuyên gia, 9 – 15kg là số cân mẹ bầu cần tăng trong suốt quá trình mang thai. Tùy vào vóc dáng và thể trạng của người mẹ mà ảnh hưởng đến số cân nặng cần tăng, tuy nhiên 9 – 15kg là con số trung bình mà mẹ bầu cần đạt được.

Giai đoạn đầu mang thai, những cơn ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu biếng ăn hay khẩu vị trở nên nhạt đi. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng, qua giai đoạn đó, những cơn thèm ăn sẽ quay trở lại, kích thích vị giác của mẹ bầu. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc tăng cân của mẹ bầu.

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh

Tuy nhiên, nếu không cưỡng lại cơn thèm ăn kịp thời, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng cao không kiểm soát. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, dẫn đến nhiều hệ quả như:

  • Ngoại hình mẹ bầu quá khổ khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề hơn, da dẻ bị chảy xệ và rất khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Bệnh tiểu đường, cao huyết áp sẽ dễ dàng xuất hiện khi mẹ bầu thừa cân, béo phì. Nặng quá có thể khiến mẹ bầu bị tiền sản giật, sảy thai, sinh non,…
  • Thai to hơn bình thường nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh, gây mệt mỏi cho mẹ. Cổ tử cung cũng dễ bị chèn ép vào cơ hoành gây khó thở, phù nề,…
  • Nguy cơ sinh mổ là luôn hiện hữu ở những mẹ bầu béo phì hoặc thai to. Song quá trình phẫu thuật lấy thai cũng sẽ không mấy dễ dàng.
  • Nguyên nhân chính gây tăng cân quá nhanh ở mẹ bầu là khi trong thực đơn dinh dưỡng có quá nhiều chất béo hoặc tinh bột,… Vì thế mẹ bầu nên ăn uống sao cho hợp lý, tăng cường bổ sung thực phẩm hữu cơ vào thực đơn.

Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng thai nhi để có kế hoạch điều chỉnh cân nặng phù hợp.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi:

Yếu tố di truyền, chủng tộc: là một yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.

  • Sức khỏe mẹ bầu: Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đương hay béo phì thì khả năng sinh con lớn và nặng cân hơn.
  • Vóc dáng của mẹ cũng chi phối cân nặng của con
  • Phụ thuộc vào mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít hoặc không tăng thì khả năng thai nhi dễ bị thiếu cân và ngược lại.
  • Thứ tự sinh con: Theo các nghiên cứu về sinh sản thì con thứ thường có xu hướng lớn hơn là con đầu. Nhưng nếu khoảng cách giữa 2 con là sát nhau thì bé sau có thể nhẹ cân hơn bé trước.
  • Số lượng thai nhi trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai, đa thai thì cân nặng của từng thai nhi sẽ nhẹ hơn bình thường.

Các chỉ số tăng cân phù hợp với mẹ bầu và thai nhi

Thời gian có thai

Trọng lượng bào thai

Số cân mẹ bầu cần tăng (kg)

Nhu cầu của mẹ về các chất dinh dưỡng hàng ngày

Năng lượng (Kcal)

Glucid (g)

Protid (g)

Lipid (g)

Sắt (mg)

Acid Folic (µg)

Phụ nữ tuổi sinh đẻ

2050

320 – 360

60

46 – 57

26,1

400

3 tháng đầu

100g

1

2100

327 – 370

61

47,5 – 58,5

41,1

600

3 tháng giữa

1kg

4 – 6

2300

355 – 400

70

53,5 – 64,5

41,1

600

3 tháng cuối

3kg

6 – 8

2500

385 – 430

91

61 – 72

41,1

600

Tổng 9 tháng

kg

10 – 15

Nguồn: Zcare

Thực đơn cho mẹ bầu để con tăng cân nhanh

Để đảm bảo cho mẹ bầu tăng cân nhanh và an toàn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cụ thể theo từng giai đoạn thai kỳ là rất cần thiết.

  • Những lưu ý về thực đơn cho bà bầu ba tháng đầu thai kỳ: Mẹ bầu cần bổ sung những nhóm chất sau trong thực đơn ba tháng đầu thai kỳ, đây là tiền đề cần thiết, nuôi dưỡng mẹ và bé khỏe mạnh trong ba tháng đầu gồm: Protein, Canxi, Axit folic, sắt và Vitamin D-C,…
  • Những lưu ý về thực đơn cho bà bầu ba tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 3 - 6): Để thai nhi có được nền tảng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện trong ba tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đủ 85g protein vào cơ thể mỗi ngày. Nhóm dưỡng chất sắt và canxi rất tốt cho cơ thể mẹ bầu khi bụng ngày càng lớn lên.
  • Những lưu ý về thực đơn cho bà bầu ba tháng cuối thai kỳ: Ba tháng cuối thai kỳ là lúc mẹ bầu bổ sung nhiều dưỡng chất đặc thù như omega-3, DHA hay các loại sữa và thực phẩm có nhiều sắt, canxi,… giúp thai nhi phát triển toàn diện.

>>> Xem thêm: Tại sao mẹ bầu nên quan tâm đến chỉ số GI của thực phẩm trong suốt thai kỳ

Chọn thực phẩm như thế nào để tránh tăng cân – béo phì cho mẹ bầu?

Theo nhiều chuyên gia sản khoa, mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và nên hạn chế đồ ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, mẹ bầu phải chăm chỉ vận động thể thao với cường độ nhẹ.

Sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ tự nhiên là rất tốt mẹ bầu, bởi so với các loại rau củ quả thông thường, các loại thực phẩm hữu cơ như của Organica chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và an toàn hơn, điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

Những dưỡng chất có trong thực phẩm hữu cơ không bị kích thích phát triển đột biến như các thực phẩm sử dụng chất tăng trưởng, nên không gây ra quá trình làm tăng cân nặng bất thường cho mẹ bầu.

Organica có nhiều sản phẩm thân thiện cho sức khỏe các mẹ bầu như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, đậu, hạt Organic,... phục vụ tốt cho mục đích tăng cân của mẹ. Nhiều sản phẩm thức uống và rau quả của Organica cũng giúp mẹ bầu giảm mỡ hiệu quả trong và sau khi mang thai.

Lợi thế của Organica là đơn vị cung cấp thực phẩm hữu cơ có chứng nhận, nguồn gốc tự nhiên và không có nguồn gốc biến đổi gen (non GMO). Organica tự tin các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp mang lại chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho các bà mẹ.