Tin tức

13 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cập nhật mói nhất 2021

23/01/2019

13 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cập nhật mói nhất 2021

Những món ăn ngày Tết miền Bắc luôn cầu kỳ và đầy tinh tế, trau chuốt và tỉ mỉ như cái cách mà con người nơi đây gìn giữ những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Những món ăn ngày Tết miền Bắc luôn cầu kỳ và đầy tinh tế, trau chuốt và tỉ mỉ như cái cách mà con người nơi đây gìn giữ những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc.

1/ Bánh chưng: Món ăn ngày Tết miền Bắc phải có

Thiếu gì thì thiếu, món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, ít nhất phải là đôi ba cặp bày biện trên mâm cơm cúng tổ tiên.

Không thế mà bánh chưng được ví như “linh hồn” của ngày Tết, thấy bánh chưng là thấy Tết.

Để làm được cặp bánh chưng không những ngon miệng mà còn “ngon” mắt, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, làm sao để bánh chặt tay, vuông vức, sợi lạt buộc không thừa cũng chẳng thiếu. Nếp nhân vừa đủ để khi ăn ta cảm nhận được vị dẻo của nếp, bùi bùi của đỗ xanh, beo béo của thịt lớn, chút cay nồng phảng phất của hạt tiêu.

Không lẫn vào đâu được, đó là hương vị của ngày Tết.

2/ Dưa hành: món ăn ngày Tết miền Bắc đi kèm bánh chưng, chống ngấy

Bánh chưng - dưa hành là cặp song sinh không thể thiếu trong các món ngày Tết miền Bắc.

Vị giòn dai, pha chút ngọt mặn tùy thích của dưa hành sẽ át đi vị béo ngậy của bánh chưng, khiến chúng trở nên ngon đến lạ kỳ, chẳng thế mà đây là cặp trời sinh.

 

3/ Gà luộc món ăn buộc phải có trong mâm cơm ngày tết người Miền Bắc

Có lẽ chỉ sau bánh chưng, gà luộc là thứ không thể thiếu trong thực đơn món ăn ngày Tết ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Người ta tin rằng, dâng cúng món ăn này sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, may mắn và đủ đầy.

Gà luộc xong có màu vàng ươm, được chặt thành từng miếng đều tay, xếp gọn lên dĩa sao cho đẹp mắt, vừa vặn, rắc lên trên vài sợi lá chanh thái chỉ mỏng thật mỏng. Bên cạnh thêm một đĩa muối tiêu chanh, dẫu đơn giản nhưng chẳng có sơn hào hải vị nào sánh bằng.

4/ Giò chả: Món ăn ngày tết miền Bắc đặc trưng

Ẩm thực miền Bắc nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng vốn đã cầu kỳ, tinh tế và tỉ mỉ thì với các món ăn ngày Tết chúng lại còn được trau chuốt hơn thế.

Nếu bạn không tin, hãy thử món giò chả trong mâm cỗ Tết của mảnh đất Thăng Long Văn Hiến.

Chẳng thể qua loa, miếng chả giò trong mâm Tết phải thật gọn gàng, màu sắc tươi tắn, đậm mùi thịt, cầm chắc tay và dễ cắt.

Chưa kể khi cắt chả giò phải làm sao để các miếng thật đều nhau, bày biện như thế nào cho đẹp con mắt.

Tùy vào sở thích hay phong tục vùng miền mà món ăn chả giò ngày Tết miền Bắc có thể là giò lụa, giò thủ hoặc chả quế.

5/ Thịt đông: món ăn đặc trưng ngày Tết miền Bắc

Có lẽ, trong các món ăn ngày Tết miền Bắc, thì thịt đông là món khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến ẩm thực của người Hà thành, tiết trời se lạnh của miền Bắc, không lẫn vào đâu được.

Được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn, kế đó mang chúng đi ninh nhừ thật nhừ qua một đêm để trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn.

Món ăn này sẽ ngon hơn khi ăn kèm với một củ dưa hành trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu năm. 

6/ Thịt bò kho ấm bụng mùa tết lạnh miền Bắc

Bò kho là món ăn đi kèm với bánh chưng hoặc cơm nếp trong ngày Tết của các gia đình miền Bắc.

Thường món ăn này sẽ được chuẩn bị trước từ 29, 30 Tết, người ta dùng thịt bò ướp với nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cuộn thịt ba chỉ cắt mỏng ở giữa, buộc chặt rồi chiên sơ và cho vào nồi kho.

7/ Nem rán: món ăn cầu kỳ, gói ghém tâm tình ngày Tết miền Bắc

Nếu bạn hỏi tôi, món ăn nào trong ngày Tết miền Bắc được xếp vào danh sách cầu kỳ nhất, thì xin thưa đó chính là nem rán.

Ngày thường có thể xuề xòa, chứ mâm cúng ngày Tết, các gia đình miền Bắc luôn chăm chút từng ít một.

Với món nem rán, đầu tiên phải băm nhỏ phần thịt, thái nhỏ hành tây, cà rốt, nấm hương rồi thì mộc nhĩ, ngâm miến. Chưa kể giá đỗ, hành hoa cũng phải làm sạch, thái nhỏ.

Tất cả nguyên liệu được trộn vào với nhau trong một chiếc bát, tô lớn, đập thêm một hai quả trứng tùy số lượng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi trộn đều. Đó là nhân nem.

Đến phần vỏ nem, bạn cho bánh đa mỏng đã thấm ít nước cho mềm ra bàn, bắt một ít nhân lên trên, cuốn phải thật đều tay để hình dáng nem sau khi rán được đẹp mắt.

Cuối cùng chẳng thể thiếu nước chấm riêng, không quá ngọt, cũng chẳng quá mặn hay quá chua, tất cả phải thật hài hòa.

Thế mới nói, mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể nào qua loa được.

8/ Canh măng

Có lẽ, để giảm đi vị “đậm đà” của các món ăn ngày Tết, mà canh măng là món ăn gần như không thể thiếu trong tất cả các miền Bắc, Trung, Nam.

Canh măng được nấu từ măng khô (hoặc măng tươi) với xương, chân giò lợn hoặc cổ, cánh gà…

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt pha lẫn chút chua của măng, dai trong từng sợi, ngọt bùi của thịt, xương.

9/ Canh bóng bì thập cẩm

Không chỉ có canh măng, canh bóng thập cẩm cũng được xếp vào hàng những món ăn ngày Tết không thể thiếu của người miền Bắc.

Là sự kết hợp giữa bóng, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt nạc thăn… xếp thêm vài cọng rau mùi, tất cả làm nên hương vị của ngày Tết miền Bắc.

10/ Xôi gấc

Chắc chắn rồi, xôi là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu như miền Trung có xôi đỗ xanh, đỗ đen, miền Nam có xôi dừa thì miền Bắc đặc trưng sẽ là xôi gấc.

Xôi gấc mang màu đỏ may mắn, vị dẻo của nếp ngon, thơm phảng phất của mùi gấc và dừa tươi.

11/ Chè kho

Trong các món ăn làm nên mâm cúng ngày Tết miền Bắc, chẳng thể thiếu sắc vàng của món chè kho.

Ngọt dịu, thanh mát, hòa lẫn với các sợi dừa bùi bùi nhâm nhi thêm ít trà nóng để xua đi cái lạnh những ngày đầu năm ở miền Bắc.

12/ Mứt sen trần: món ăn tráng miệng không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc

Còn kỳ công hơn nem trán, dẫu vậy mứt sen trần vẫn là một trong những món ăn tráng miệng không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình miền Bắc.

Bởi không chỉ là món ăn ngon, hạt sen còn được xem là loại thực phẩm cao quý tượng trưng cho những giá trị thiêng liêng của người Việt nói chung và mảnh đất cố đô nói riêng.

Những viên mứt sen trần nhỏ xíu, vàng óng được bao quanh bởi một lớp đường tạo vị ngọt để khi đưa vào miệng cắn nhẹ thôi ta cũng cảm nhận được vị bùi bùi của sen hòa quyện với vị ngọt còn đọng lại ở đầu lưỡi, nhấm nháp thêm chút trà, giản dị đến đỗi khó quên.

13/ Chân giò hầm

Chân giò hầm, canh bóng, nấm thả, miến nấu là 4 món trong mâm cỗ Tết truyền thống tứ trụ cầu kỳ mà tinh tế của người miền Bắc.

Bạn có thể bắt gặp chân giò hầm măng hoặc chân giò hun khói, tùy mỗi địa phương, mỗi món ăn mang một màu sắc riêng, nhưng chung quy lại vẫn mang đậm hương vị cổ truyền của dân tộc.

Ăn thì ngày nào mà chẳng phải ăn? Có người còn bảo đồ ăn ngày ngày Tết ngấy. Thế nhưng, có đi xa quê con người ta mới trân quý những món ăn của “nơi chôn nhau cắt rốn”, của những khoảnh khắc sum vầy bên gia đình.

Với những món ăn ngày Tết miền Bắc ở trên, hy vọng nếu bạn có xa quê chúng có thể phần nào làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ ấy.

Năm tết đến 2021 bạn có thể chọn bánh chưng thịt của nhà Organica cho gia đình mình nhé!