Tin tức

Cúng hóa vàng là gì? Mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết có những món gì?

17/01/2023

Cúng hóa vàng là gì? Mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết có những món gì?

Theo tục lệ dân gian, mỗi năm các gia đình sẽ bày biện mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết để đưa ông bà tổ tiên về chốn âm cảnh.

Thông thường, con cháu sẽ bày tỏ lòng biết ơn, niềm thành kính với tổ tiên bằng cách chuẩn bị mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết sao cho thật đầy đủ, chỉn chu. Đồng thời còn là ý nghĩa mong muốn nhận được sự phù hộ độ trì từ bề trên để năm mới cả nhà được an yên, công việc kinh doanh được “thuận buồm xuôi gió”. 

Tìm hiểu Cúng hóa vàng là gì?

Lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới thường được diễn ra vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 tết. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, lễ hóa vàng có thể được diễn ra linh động trong những ngày từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch. Đây được xem là nghi thức đưa tiễn ông bà, tổ tiên về trời sau khi đã dự ba ngày xuân ở trần thế. 

Mâm cúng hóa vàng là một mâm lễ vật dâng cúng các giá trị vật chất lên thần linh với mong cầu rước tài thần, lộc thần vào nhà phù hộ cho một năm mới nhiều tài lộc và thịnh vượng. Ngoài các lễ vật hóa vàng như vàng mã, nhang đèn, mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết còn cần được chỉnh chu, đầy đủ cho cả năm sung túc, vẹn tròn.

Cúng hóa vàng là gì?

Nếu vẫn chưa biết chuẩn bị gì cho mâm cỗ cúng mùng 3, hãy cùng Organica điểm qua một vài món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng vô cùng ý nghĩa. 

Gà luộc   

Không thể vắng mặt trong bất kỳ mâm cỗ dâng cúng ông bà, tổ tiên vào mỗi dịp tết đến, món gà luộc thơm ngon đã trở thành “nhân tố quen thuộc” trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết. Gà luộc xong thường có lớp da vàng ươm thích mắt, biểu trưng cho may mắn, tài lộc sẽ đến với gia chủ trong năm mới. 

Gà được chọn để dâng cúng phải là gà trống khỏe mạnh, da căng vàng, cặp chân chắc chắn và được bày trí sao cho thật đẹp mắt. Luộc kèm với ít lá chanh, vài lát gừng để dậy mùi thơm, kèm theo chén muối ớt chua chua, the cay hấp dẫn. 

Gà luộc đã trở thành “nhân tố quen thuộc” trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết

Bánh chưng

Nhắc đến Tết sum vầy, ấm cúng phải nhắc đến hình ảnh bánh chưng trong tâm trí các gia đình Việt. Bánh được các chị em tỉ mỉ bó buộc thật chặt, đem nấu chín trong nồi nước to tầm 8 - 10 tiếng tùy theo số lượng. Vỏ bánh được làm từ nếp dẻo thơm phức, bên trong là  đậu xanh và thịt lợn được gói làm nhân. 

Bánh chưng mang ý nghĩa nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên rất thích hợp trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết.

Bánh chưng không thể thiếu trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết của miền Bắc 

Bánh tét 

Tết miền Bắc có bánh chưng vuông vức, tết mình Trung hay miền Nam lại có bánh tét chắc nịch, tròn đầy. Nhìn nồi bánh tét khói tỏa nghi ngút, mùi thơm phảng phất khắp gian nhà bếp là thấy xuân về, gia đình trên dưới sum vầy, đoàn tụ. 

Bánh có thể làm từ nhân đậu xanh, nhân thịt hay nhân chuối tùy theo sở thích của mỗi nhà, cắt thành từng khoanh tròn rồi xếp ngay ngắn vào đĩa dâng cúng tổ tiên, ông bà ngày mùng 3. 

Củ kiệu, dưa hành 

Góp mặt trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết, củ kiệu dưa hành có vị giòn ngon dùng để ăn kèm với các món ăn khác để gia tăng hương vị. Cách làm vô cùng đơn giản và có thể bảo quản được lâu, vì vậy mà vào những ngày 30, mùng 1 hay mùng 2 tết đều có thể bày biện ra đĩa để cúng. 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, mâm cơm ngày tết nào cũng phải có đĩa dưa hành kế bên mới trọn vị, gắn kết cả nhà thêm ấm tình ngày xuân.

Giò lụa 

Là món ăn luôn được ưa chuộng trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết, giò chả có mùi vị dễ ăn, công đoạn chế biến dễ dàng và có thể bảo quản được lâu trong tủ lạnh. Cắt vài lát chả thơm ngon, xếp gọn gàng trên đĩa, thêm chút củ kiệu tôm khô cũng đủ biến mâm cỗ mùng 3 thêm bắt mắt. Ngoài ra, giò lụa còn tượng trưng cho sự gắn kết, mối quan hệ bền chặt trong gia đình.

Canh măng khô hầm chân giò 

Mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết phải có món canh đậm đà mới tròn vị, đong đầy ý nghĩa. Chân giò được hầm lâu trong măng khô để nước dùng có vị ngọt và thanh mát. 

Hơn nữa, tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể thay món canh măng thành các món canh miến, canh mọc rau củ, canh khổ qua nhồi thịt. 

Mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết phải có món canh măng chân giò mới đậm đà, tròn vị

Các món chay 

Những món ăn thanh đạm như rau xào, canh nấm, xôi gấc đậu xanh vừa dễ dàng chế biến vừa giúp cho mâm cỗ cúng mùng 3 thêm bắt mắt, phong phú hơn. Hương vị ngọt thanh, nguồn chất xơ dồi dào từ rau củ quả góp phần thanh lọc cơ thể cho cả gia đình sau những bàn tiệc ngày xuân. 

Mâm ngũ quả trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết 

Tùy theo từng vùng miền mà mỗi gia đình có thể bày trí mâm ngũ quả sao cho phù hợp nhằm ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, phúc lộc đầy nhà. Đồng thời cũng giúp gia chủ bày tỏ lòng biết ơn, niềm kính trọng đến ông bà, tổ tiên. 

Mâm ngũ quả trong mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết

>> Tham Khảo : các loại trái cây Organic trong mâm ngũ quả của Organica

Muốn chế biến món ngon, các chị em nội trợ phải biết lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, tươi mới. Đặc biệt vào mỗi dịp tết đến, người tiêu dùng rất dễ mua phải những nguồn thực phẩm kém chất lượng. Vì vậy, lựa chọn được địa điểm cung cấp thực phẩm sạch, uy tín là điều rất quan trọng. 

Organica sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết thật đầy đủ, tươm tất bằng những nguồn nguyên liệu tươi ngon. Tất cả các loại rau củ quả, thực phẩm đều được sản xuất với quy trình organic chuẩn chất lượng châu Âu. Giá cả lại rẻ ngay cả trong mùa tết giúp các bà nội trợ thoải mái chi tiêu. 

>>> Tham khảo website  https://www.organica.vn/ để chọn lựa nguyên liệu sạch, tươi ngon nấu mâm cơm dâng cúng ông bà, tổ tiên thật chu đáo.  

Hy vọng với những chia sẻ về mâm cơm hóa vàng ngày mùng 3 tết của nhà O sẽ mang lại nhiều nguồn thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc về sản phẩm, đừng ngại nhắn với Organica để nhận hỗ trợ ngay bạn nhé!