Tin tức

Các bệnh nguy hiểm do bệnh mỡ máu gây ra

14/02/2022

Các bệnh nguy hiểm do bệnh mỡ máu gây ra

Mỡ máu có liên quan đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Người có mỡ máu cao đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn người bình thường. Ngoài ra, họ còn dễ mắc các bệnh khác như đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi, .... Cholesterol cao cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Trong tất cả các trường hợp kể trên, nguyên nhân cơ bản đều do mỡ máu tạo thành các mảng chất béo tích tụ trong các động mạch trên khắp cơ thể.

8 loại bệnh nguy hiểm do mỡ máu gây nên

Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào trong cơ thể bạn. Một số cholesterol cần thiết để thực hiện các chức năng thiết yếu trong cơ thể, chẳng hạn như sản xuất vitamin D, axit mật và hormone.

Tuy nhiên, mọi thứ đều nên ở trạng thái cân bằng, cũng như việc dùng cholesterol chỉ nên dừng ở mức độ hợp lý. Một khi hấp thụ quá nhiều cholesterol, cơ thể không chỉ mắc mỡ máu mà còn khiến sức khỏe giảm sút khi phải đối mặt với hàng tá căn bệnh nguy hiểm.

1. Bệnh tim mạch vành

Người mắc mỡ máu có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch vành cao, có thể dẫn đến tử vong do nhồi máu cơ tim. Nếu mức cholesterol của bạn quá cao, cholesterol có thể tích tụ trong thành động mạch. Theo thời gian, sự tích tụ này - được gọi là mảng bám - gây ra xơ cứng động mạch, hoặc xơ vữa động mạch.

Các động mạch thu hẹp ở một số khu vực nhất định, từ đó gây hiện tượng làm chậm lưu lượng máu đến một phần của cơ tim. Hoặc các mảng cholesterol bị vỡ ra và trôi đến các mạch máu nhỏ hơn, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Lưu lượng máu giảm do hiện tượng nghẽn mạch có thể dẫn đến đau ngực được gọi là đau thắt ngực. Tệ hơn sẽ gây nhồi máu cơ tim nếu một mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn do hình thành cục máu đông.

Bệnh mỡ máu kiêng ăn gì?

2. Nguy cơ đột quỵ

Các mảng cholesterol không chỉ bao quanh các mạch máu trong và xung quanh tim mà còn thu hẹp một số động mạch dẫn đến não bộ con người. Nếu một mạch dẫn máu lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn, bạn có thể bị đột quỵ.

Tiêu thụ quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, bao gồm cả mảng bám trong não. Sự tích tụ mảng bám khiến máu khó lưu thông tự do hơn và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Một khi tình trạng này diễn ra trong não, nó được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Vì lý do này, bắt buộc phải kiểm soát lượng mỡ máu cao để giúp ngăn ngừa đột quỵ.

3. Bệnh huyết áp cao

Hơn 60% người bị mỡ máu cũng bị huyết áp cao. Mỡ máu cao có liên quan đến chứng huyết áp cao, chúng kích hoạt tình trạng viêm và giải phóng một số hormone khiến mạch máu thắt lại hoặc co bóp và do đó làm tăng huyết áp. Các bác sĩ gọi đó là “rối loạn chức năng nội mô”.

Mối liên hệ giữa huyết áp cao và mỡ máu cao đi theo cả hai hướng. Khi cơ thể không thể loại bỏ cholesterol khỏi máu, lượng cholesterol dư thừa đó có thể lắng đọng dọc theo thành động mạch. Khi các động mạch trở nên cứng và thu hẹp do cặn bẩn, tim phải làm việc thêm giờ để bơm máu. Điều này làm cho huyết áp tăng lên.

4. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm đảo lộn sự cân bằng giữa mức HDL - cholesterol “tốt” và LDL cholesterol “xấu”. Những người mắc bệnh tiểu đường thường do nguyên nhân là các hạt LDL dính vào động mạch. Từ đó, chúng có điều kiện làm tổn thương thành mạch máu dễ dàng hơn.

5. Xơ vữa động mạch

Cholesterol cao làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng gọi là xơ vữa động mạch. Động mạch của bạn trở nên cứng vì chúng chứa đầy mảng bám. Xơ vữa động mạch, còn được gọi là xơ cứng động mạch, có thể dẫn đến các tình trạng khác như tạo ra những cơn đau bất chợt, gây đau tim hoặc đột quỵ.

6. Bệnh động mạch ngoại biên

Cholesterol có thể tích tụ trong các mạch máu khác không chỉ ở tim. Dấu hiệu dễ thấy nhất là tình trạng đau ở chân. Sự tích tụ cholesterol ảnh hưởng đến việc lưu thông của máu trong các khu vực này. Điều này có thể gây ra một tình trạng gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Những người bị PAD có thể bị đau, tức nặng khi đi bộ, bị chuột rút, khó chịu ở chân và cơn đau giảm khi nghỉ ngơi. Do máu lưu thông kém, ngay cả những vết cắt và vết xước đơn giản cũng không lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn đến hoại thư và có thể phải cắt cụt chi nếu tình trạng không được điều trị. PAD cũng có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở cánh tay và bụng của bạn.

Những người bị PAD cần phải cẩn thận và kiểm tra các chi của họ xem có vết cắt và vết xước nào không, cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng có tồn tại không.

7. Bệnh béo phì

Béo phì là một căn bệnh, và nó có liên quan đến cholesterol cao. Béo phì là tình trạng cơ thể cực kỳ thừa cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) đối với người béo phì nằm trong khoảng từ 30 trở lên. Những người béo phì vốn mắc cholesterol cao sẽ gặp phải trường hợp bệnh mỡ máu tiến triển tệ hơn nếu họ không kiểm soát chế độ ăn uống. Họ cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh liên quan khác do cholesterol cao. Tiểu đường và huyết áp cao là hai ví dụ.

8. Rối loạn cương dương

Mỡ máu tác động xấu đến sức khỏe nam giới. Khi một người đàn ông có quá nhiều cholesterol LDL, chúng có thể tích tụ trong động mạch và sau đó kết hợp với các chất khác để tạo thành mảng bám làm cứng và thu hẹp mạch máu (gây tình trạng xơ vữa động mạch). Kết quả có thể là lưu lượng máu đến tim và dương vật ít hơn, có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Lối sống lành mạnh góp phần đẩy lùi mỡ máu và các bệnh liên quan

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý là bước quan trọng để duy trì mỡ máu ở mức thấp, tránh bị các bệnh nguy hiểm hay đột quỵ về sau. Sau đây là các gợi ý để bạn đảm bảo duy trì một chế độ ăn lành mạnh nhằm kiểm soát lượng cholesterol trong máu:

1. Hạn chế thức ăn có cholesterol

Nếu đang cố gắng giảm mỡ máu, bạn nên dùng ít hơn 200 mg cholesterol mỗi ngày. Cholesterol có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như gan động vật, lòng đỏ trứng, tôm và các sản phẩm từ sữa nguyên kem.

2. Hạn chế sử dụng muối

Bạn nên cố gắng hạn chế lượng natri (muối) ăn không quá 2.300 miligam (khoảng 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày. Hạn chế muối sẽ không làm giảm cholesterol, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (loại bệnh gây ra bởi mỡ máu cao) bằng cách giúp giảm huyết áp.

3. Ăn nhiều chất xơ hòa tan

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp ngăn cản đường tiêu hóa hấp thụ cholesterol. Những thực phẩm này bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch và yến mạch nguyên cám
  • Trái cây như táo, chuối, cam, lê, mận khô.
  • Các loại đậu như đậu tây, đậu lăng, đậu gà, đậu mắt đen và đậu lima.

4. Xây dựng chế độ ăn giàu rau xanh, vitamin và dưỡng chất

Ăn nhiều rau xanh được coi là nguyên tắc vàng để duy trì lối sống lành mạnh và giảm mỡ máu cho cơ thể. Chế độ ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bệnh có cholesterol cao.

Một thực đơn ăn uống nhiều trái cây, rau xanh hữu cơ sẽ tốt cho cơ thể theo những cách khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở việc giảm cholesterol. Rau xanh luôn giữ cho huyết áp được kiểm soát, giúp động mạch linh hoạt và nhanh nhạy. Hỗ trợ tim khỏe hơn, não bộ trở nên minh mẫn hơn.

Rau xanh là nguồn dinh dưỡng quan trọng chứa nhiều chất bao gồm kali, chất xơ, folate (axit folic), vitamin A và vitamin C. Chế độ ăn giàu kali có thể giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh. ... Thực phẩm chứa chất xơ như rau quả giúp mang lại cảm giác no lâu với ít calo hơn, tốt cho mỡ máu, tiểu đường.

Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng nên chú trọng tập thể dục nhiều hơn. Đây là cách xây dựng chế độ lành mạnh cho tim. Bạn cũng nên khám bác sỹ định kỳ và dùng thuốc theo đơn để kiểm soát lượng cholesterol và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.