Tin tức

DARWIN THÀNH CÔNG KHI NGHIÊN CỨU VỀ GIUN ĐẤT HƠN SO VỚI THUYẾT TIẾN HÓA

23/09/2019

DARWIN THÀNH CÔNG KHI NGHIÊN CỨU VỀ GIUN ĐẤT HƠN SO VỚI THUYẾT TIẾN HÓA

Thật bất ngờ là khi còn sống, cuốn sách nổi tiếng nhất của Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, không phải là Nguồn gốc các loài mà là một cuốn khác về giun đất đóng vai trò quan trọng cho nông nghiệp hữu cơ sau này.

Ngay nay nhắc tới Charles Darwin người ta lập tức nghĩ tới thuyết tiến hóa do ông đưa ra để giải thích về nguồn gốc và tiến hóa của các loài sinh vật sống trên trái đất sau khi cuốn sách “Nguồn gốc các loài” xuất bản vào năm 1859.

Nhưng ít ai biết rằng sau khi xuất bản học thuyết này, Darwin nhận được sự phản đối rất khủng khiếp từ xã hội cũng như cộng đồng khoa học đương thời và thuyết của ông không mấy được quan tâm. 

Charles Darwin cũng không phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tiến hóa và đã có người đưa ra ít nhất 20 năm trước. Thậm chí khi Darwin đưa cuốn sách này cho nhà xuất bản của Anh là Quarterly Review thì biên tập viên dù đánh giá đây là cuốn sách có giá trị, nhưng khó mà thu hút được sự quan tâm của độc giả lúc bấy giờ. Vì vậy, ông đề xuất Darwin viết sách về chim bồ câu vì “Ai cũng quan tâm đến bồ câu”.

Thuyết tiến hóa cũng không ghi danh chỉ riêng Darwin mà còn có tên của một nhà khoa học khác cũng phát minh ra quan điểm này, khi đó đang cách Darwin nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, càng về sau thuyết tiến hóa càng nổi tiếng và nhà khoa học kia bị quên lãng dù không phải chủ ý của Darwin.

Thuyết tiến hóa của Darwin nằm trong cuốn “Nguồn gốc các loài” (đã được dịch tại VN) nhưng cuốn sách này lại không lý giải được các loài bắt nguồn từ đâu. Học thuyết này chỉ tập trung vào việc giải thích một loài có thể trở nên mạnh mẽ hơn thế hệ trước nhờ thích nghi với các điều kiện sống xung quanh. Và các đặc tính có lợi này sẽ di truyền cho các thế hệ sau giúp loài tiến hóa hơn.

Dù thành công về thương mại nhưng Nguồn gốc các loài không thành công về mặt học thuật khi dư luận và khoa học đương thời không quan tâm đến nó nhiều như Darwin kỳ vọng. Học thuyết tiến hóa của Darwin chỉ được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1930-1940, hơn nửa thế kỷ sau khi ông qua đời.

Và nhà khoa học vĩ đại này dành những năm tháng cuối đời của mình để nghiên cứu về cơ chế hạt giống phát tán xuyên lục địa thông qua phân chim và đặc biệt là nghiên cứu về hành vi của các loài giun. 

Thật may mắn cho những người làm vườn vì dù sao ở lĩnh vực nghiên cứu về giun, Darwin đã có những phát kiến quan trọng và được nhiều người đồng tình hơn. 

Darwin là người đầu tiên (bằng nghiên cứu) nhận ra sự thiết yếu của giun đất đối với sự màu mỡ của đất đai. “Có lẽ không nhiều loài động vật đóng vai trò quan trọng đến thế trong lịch sử thế giới”, Darwin đã viết như vậy trong cuốn sách kinh điển về chủ đề này, The Formation of Vegetable Mould Through the Action of Worms (Sự hình thành đất trồng tơi xốp thông qua hoạt động của giun). Cuốn sách ra đời năm 1881 này thậm chí còn nổi tiếng hơn nhiều so với cuốn Nguồn gốc các loài. Bạn có thể search cuốn sách này trên mạng.

Nguồn gốc các loài, sau đó là Nguồn gốc loài người của Darwin là những cuốn sách cách mạng, nhưng có lẽ ý tưởng của ông đi quá xa so với hiểu biết đương thời nên đều không được đánh giá cao mà phần ghi nhận này phải đợi đến hậu thế ghi nhận công lao của ông. Nhưng nói như vậy không phải Darwin không được ghi nhận ở thời đại ông sống. Darwin không chỉ nghiên cứu về thuyết tiến hóa, ông là một nhà bác học đúng nghĩa với từ này với tầm nghiên cứu rộng khắp từ động vật, thực vật, địa chất. Đây là những lĩnh vực mà ông được vinh danh khi còn sống và khi chết đi ông được chôn cất tại tu viện Westminster kế bên một nhà bác học lừng danh khác là Isaac Newton