Tin tức

9 mẹo phải biết nếu muốn trồng rau hữu cơ cho năng suất cao

04/04/2019

9 mẹo phải biết nếu muốn trồng rau hữu cơ cho năng suất cao

Chia sẻ kỹ thuật trồng rau hữu cơ chuẩn nhất giúp giúp đạt năng suất cực kỳ cao, bạn phải nắm rõ nếu muốn trồng rau hữu cơ

Trồng rau hữu cơ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt cũng như cách chăm sóc tỉ mỉ. Song, nếu bạn đã áp dụng đúng quy trình nhưng vẫn cho năng suất vẫn thấp, một vài mẹo sau có thể bạn sẽ cần.

>>> Tham khảo thêm : Rau hữu cơ là gì ? 

1/ Cây, rau hữu cơ bạn đang trồng cần bao nhiêu nắng mỗi ngày?

Trồng rau, nhất là rau hữu cơ, bên cạnh yếu tố đất trồng, nước tưới thì ánh nắng mặt trời là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của cây và năng suất thu hoạch.

Mỗi loại cây sẽ có những nhu cầu khác nhau về ánh sáng, có cây thích ánh sáng trực tiếp trong nhiều giờ liền, cây lại thích bóng râm… Do đó, để cây trồng phát triển tốt, thu lại năng suất cao, khâu trồng trọt, bạn cần chú ý đến yếu tố ánh nắng mặt trời.

Cụ thể:

Các loại rau quả ưa nắng trực tiếp, hầu hết là các loại rau ăn vào mùa hè như rau dền, rau cải cúc, rau mồng tơi, cà tím, mướp, bí đỏ, rau muống, các loại rau gia vị như thì là, hành tỏi, tía tô, húng, chanh… Do đó, khi trồng bạn cần chú ý đặt chúng ở các vị trí thoáng đãng, hấp thụ được nhiều ánh sáng như sân thượng, vườn…

Các loại rau cần lượng ánh nắng mặt trời ở mức trung bình như cà chua, mướp đắng, bí xanh, cải bắp, cải trắng… Những loại cây này cần 3-4h chiếu sáng mỗi ngày và thường thì chúng cần giàn leo, bạn có thể thiết kế vị trí trồng chúng ở ban công.

Các loại rau thích bóng râm như xà lách, rau diếp cá, dọc mùng, cà pháo, rau đay, rau ngót, khoai lang, rau mầm… Trồng dưới các gốc cây lớn sẽ là gợi ý hay ho vừa giúp nhóm rau này phát triển tốt vừa tiết kiệm diện tích đất trồng.

Các loại rau cần ít ánh sáng nhất như mùi tàu, cây gừng, lá lốt, ngải cứu...Bạn có thể chọn cho chúng các vị trí khuất ánh nắng mặt trời trong vườn, ban công.

2/ Các dưỡng chất trong đất trồng rau hữu cơ vô cùng quan trọng.

Để trồng rau hữu cơ, bạn cần bắt đầu với đất. Chúng không chỉ dừng lại ở mức độ an toàn, đất sạch, không ô nhiễm mà quan trọng hơn là các dưỡng chất có trong đất.

Đối với đất hữu cơ thì các thành phần trong đất phải có nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng, rêu than bùn hoặc phân hữu cơ, chúng chứa các vi sinh vật cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nếu không yên tâm khi mua ngoài, bạn có thể tự ủ phân từ các nguyên liệu sạch từ tự nhiên như mùn cưa, vỏ trứng, bã cà phê… nhưng hãy chắc chắn là chúng sạch và không tồn đọng hóa chất nhé!

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nếu đất đã khá màu mỡ, bạn không nên bón phân quá nhiều, đây sẽ là cơ hội để thu hút sâu bệnh.

Nếu đất trồng tại vườn chưa đạt tiêu chuẩn, bạn có thể cải tạo đất bằng cách trồng một số cây họ đậu trước đó, sử dụng các chế phẩm vi sinh để ngăn ngừa sâu bệnh tối thiểu 3 kỳ để đất có thời gian đào thải độc tố. Sau đó cần tiến hành kiểm nghiệm để đảm bảo đất sạch cũng như đủ chất dinh dưỡng trước khi trồng cây.

3/ Mẹo làm giảm cỏ dại

Cỏ dại không chỉ cạnh tranh với cây trồng về nguồn nước và chất dinh dưỡng mà nó còn thu hút sâu bệnh. Đối với quy trình trồng rau hữu cơ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc diệt cỏ. Do đó, để diệt cỏ dại, cách phổ biến nhất vẫn là dùng tay nhổ sau khi tưới nhẹ hoặc mưa để đất mềm, khi cây lên cây con…

Ngoài ra, có một mẹo làm sạch cỏ dại cực kỳ hiệu quả ngay từ đầu, bạn có thể tham khảo. Trước khi làm đất trồng cây, hãy rải một lớp phủ (được làm từ vật liệu hữu cơ như vỏ cacao, giấy báo hoặc rơm rạ không có cỏ) dày 1-2 cm lên đất. Bước này có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển của cỏ, giúp chúng tự phân hủy bổ sung chất hữu cơ có lợi cho đất.

4/ Mẹo mua cây giống

Một số mô hình trồng rau hữu cơ nhỏ lẻ tại nhà hầu như đều sử dụng mua cây giống. Do đó, khi lựa chọn cây giống cũng cần lưu ý. Cây giống là cây hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng, cây khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh, hạn chế lá vàng, lá héo. Nếu được dở rễ lên, bạn nên xem bộ rễ của cây có tốt.

Không nên mua cây đã có hoa, chồi chớm nở, vì trước mắt bạn cần tập trung đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cây thiết lập bộ rễ mới.

5/ Lưu ý với các luống đất

Khi trồng rau hữu cơ trực tiếp tại vườn, người ta sẽ chia luống cho từng loại rau, loại cây. Khi tạo luống cần cao hơn bề mặt đất, bề ngang nên vừa phải để tránh việc bạn phải với xa, giẫm đạp lên đất, cây trồng.

6/ Luân canh đúng cách

Luân canh là bước cần thiết để ngăn sâu bệnh đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, với các giống như cà chua, cà tím, khoai tây, ớt, bí, dưa chuột, dưa hấu… thì không nên trồng lại nếu trước đó bạn đã trồng chúng ở khu vực đó.

7/ Tưới nước đúng cách

Nước tưới cũng là yếu tố mà người trồng rau hữu cơ cần đặc biệt chú ý để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Đối với cây ươm mầm còn non yếu, tốt nhất nên tưới bằng hệ thống phun sương để nước không xối mạnh vào gốc cây.

Đối với cây trồng rễ đã bám sâu, nếu tưới nước mà nước còn đọng lại trên lá, nhất là vào lúc chiều tối, sẽ dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Chính vì thế, nên tưới trực tiếp vào gốc cây thay vì tưới trên cao xuống.

Một hệ thống tưới nước tiết kiệm, đưa nước trực tiếp vào rễ, ngăn ngừa văng ra ngoài trong mọi ngóc ngách của khu vườn là điều cần thiết khi trồng rau hữu cơ.

 

8/ Mẹo thu hút côn trùng có lợi

Ngăn chặn côn trùng gây hại nhưng bạn cần biết cách thu hút các côn trùng có lợi cho đất, cho quá trình thụ phấn, các côn trùng tiêu diệt côn trùng có hại.

Một số cây trồng thu hút côn trùng có lợi bạn có thể tham khảo như trinh nữ, cúc vạn thọ, cỏ ba lá, hướng dương, hoa nhài tím...

9/ Cắt tỉa làm tăng năng suất.

Đối với một số trang trại trồng rau, quả hữu cơ. Người ta vẫn thường áp dụng cách cắt tỉa lá già, lá trưởng thành khi quả bắt đầu ra, điều này nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Trồng rau hữu cơ không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt, thường xuyên được kiểm tra từ nguồn nước, đất, phân bón. Đây cũng là lý do mà giá thành rau hữu cơ thường cao gấp 2-3 lần rau thông thường.

Hy vọng, một vài mẹo trên có thể giúp bạn cải thiện được vườn rau hữu cơ của mình hoặc chuẩn bị kiến thức tốt hơn nếu đang có ý định trồng rau hữu cơ.

>>> Tham khảo ngay: Những loại rau hữu cơ được trông tại trang trại rau nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) & EU Organic Farming (Liên minh châu Âu)