Tin tức

Lần đầu tiên đón Tết ở nhà chồng, dâu mới đừng quên 5 điều sau

15/01/2020

Lần đầu tiên đón Tết ở nhà chồng, dâu mới đừng quên 5 điều sau

Lần đầu tiên đón Tết tại nhà chồng chắc chắn sẽ có nhiều điều bỡ ngỡ. Vậy nên để khởi đầu một năm mới với vai trò mới suôn sẻ, trọn vẹn, tránh làm mất lòng bố mẹ và gia đình chồng thì các nàng dâu mới đừng quên chuẩn bị cho mình những “hành trang” sau.

 

1/ Bố trí thời gian hợp lý

Điều đáng lưu ý trong năm đầu tiên về làm dâu đó là bạn cần sắp xếp được thời gian dành cho gia đình chồng, điều này sẽ chứng tỏ được với bố mẹ và gia đình chồng rằng bạn thực sự quan tâm và ý thức được vai trò mới của mình.

Đầu tiên bạn cần bàn bạc với chồng để cả hai thống nhất thời gian về quê (nếu ở xa), thời gian ăn Tết ở cả 2 gia đình nội ngoại, từ đó sắp xếp công việc ổn thỏa, đừng quên thông báo trước với 2 bên gia đình để mọi người nắm được lịch trình.

Vì là năm đầu tiên nên tốt nhất bạn nên cố gắng sắp xếp về sớm để có nhiều thời gian hơn cho gia đình chồng, nếu muốn về nhà mẹ thì cũng sẽ dễ “thở” hơn vì trước đó đó dành nhiều thời gian nhà nội. Ví dụ nếu ở xa bạn có thể sắp xếp về nhà chồng từ ngày 25-26 âm lịch phụ giúp mẹ chồng chuẩn bị Tết như mua sắm, dọn dẹp, trang trí nhà cửa... sau đó từ mùng 2 có thể về nhà mẹ (nếu ở gần thì có thể luân phiên vài ngày ở nhà chồng, vài ngày ở nhà mẹ).

2/ Hỏi chồng về những điều kiêng kỵ trong gia đình

Sau khi đã có lịch trình về ăn Tết ở nhà chồng, bạn cần hỏi ông xã của mình về những tục lệ trong gia đình (đặc biệt nếu bạn là con dâu khác xứ, ví dụ nhà chồng ở miền Bắc, bạn lại là người miền Trung).

Một số điểm bạn có thể cần lưu ý như mâm cỗ ngày Tết, những món ăn thường được bày trong mâm cỗ, những việc mọi người thường làm cùng nhau vào dịp Tết, sở thích của từng cá nhân như bố, mẹ chồng thích làm gì trong ngày Tết…Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, tránh những sai phạm làm “mất điểm” trong mắt nhà chồng.

3/ Chọn quà Tết ý nghĩa

Không chỉ đi kèm lời chúc đầu năm mà quà Tết còn thể hiện được thành ý của bản thân nhất là năm đầu tiên về làm dâu, vậy nên bạn cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn quà Tết.

 

Để có món quà Tết thực sự ý nghĩa bạn nên hỏi chồng mình về sở thích của từng người (ví dụ như ông bà nội thích gì, bố mẹ chồng thích gì, em chồng, một số người quen thân thiết…). Món quà có thể không cần quá đắt đỏ nhưng phải thực sự ý nghĩa. Ví dụ:

  • Với ông bà nội, bạn có thể chọn các loại bánh mứt, các loại trà, thực phẩm tốt và an toàn cho sức khỏe như tỏi đen hữu cơ, mật ong, nước ép... 
  • Với bố chồng bạn có thể chọn các loại trà, thảo dược tốt cho sức khỏe, nếu bố chồng thích bia bạn có thể chọn vài chai bia hữu cơ để làm quà, vừa đáp ứng được sở thích vừa tốt cho sức khỏe. 
  • Với mẹ chồng, bạn có thể chọn các giỏ quà chăm chút cho bếp núc như các gia vị, các loại dầu ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Với em chồng bạn có thể cùng đi mua sắm, lựa chọn những món đồ mà em chồng bạn yêu thích
  • Với họ hàng, con cháu bạn nên chuẩn bị các phong bao lì xì đầu năm sẽ hợp lý nhất.

 

>>> Tham khảo : 10+ Giỏ quà tết Organica tăng nhau ngày tết sang trọng, đong đầy tinh thân..

4/ Chú ý trong cách ăn mặc, giao tiếp

Năm đầu về làm dâu bạn nên chú ý đến cách ăn mặc, làm thế nào để rạng rỡ nhưng không quá “lố”. Tốt nhất hãy lựa chọn trang phục theo thời tiết, có màu sắc tươi tắn, không hở hang, trang điểm nhẹ nhàng. Lời khuyên là bạn nên chuẩn bị sẵn đồ trước để tránh mất thời gian trong lúc ở nhà chồng. 

Song song với đó, cách ăn nói, cử chỉ của bản thân cũng cần hết sức chú ý. Dâu mới khó tránh khỏi tình trạng không biết ai lại ai, xưng hô như thế nào. Vậy nên bạn cần chú ý quan sát cách xưng hô của các thành viên, họ hàng để ghi nhớ, nếu không biết hãy hỏi một cách khéo léo “con, cháu, em nên xưng hô như thế nào đây ạ”, những câu hỏi với tinh thần cầu thị sẽ được mọi người nhiệt tình chia sẻ.

Trong dịp Tết bạn nên giữ tinh thần vui vẻ, tươi cười, đừng dại mà khó chịu ra mặt dù có bực dộc chuyện gì trước đó. Điều này sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái và có ấn tượng tốt với bạn. Đối với một số của hỏi tế nhị của những vị khách đến chơi nhà như “khi nào tính có con” “thu nhập 2 vợ chồng” “ai là người giữ tiền”...Tốt nhất bạn không nên quá sa đà vào chúng, hãy tìm những câu trả lời khéo léo hoặc hài hước và chuyển chủ đề.

5/ Khôn ngoan trong việc lựa chọn thực phẩm ngày Tết

Vào dịp Tết nhu cầu thực phẩm tăng mạnh, hàng hóa đa dạng, khó tránh khỏi tình trạng thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất được bày bán tràn lan tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm cho cả gia đình vào ngày Tết bạn cần hết sức cẩn thận.

 

Nếu được giao trọng trách mua thực phẩm ngày Tết cho cả gia đình, đầu tiên bạn nên hỏi mẹ chồng cần mua những gì, liệt kê chúng ra giấy. Sau đó cần cân đối chi tiêu. Mẹo nhỏ là thay vì mua thực phẩm rẻ tại các chợ, bạn nên tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, giá thành có thể cao hơn một chút nhưng đảm bảo an toàn, đó mới là điều quan trọng.

Sau khi đã mua xong, bạn nên tìm hiểu các mẹo bảo quản thực phẩm cũng như cách thức chế biến các món ăn để hỗ trợ mẹ chồng trong quá trình nấu nướng tốt hơn.

Là dâu mới, đúng là bạn chưa biết gì nhiều. Thế nhưng hãy thể hiện bạn là người ham học hỏi thay vì đợi bảo gì thì làm đó. Ngược lại dù bạn có là một tay cừ trong việc nấu nướng thì cũng đừng tỏ vẻ, hãy cố gắng với tinh thần cầu thị, hỏi những điều chưa biết, quan sát cách nấu nướng của mẹ để học hỏi và lưu ý. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ví dụ như bị tiểu đường, tim mạch thì bạn cũng cần chú ý trong quá trình mua các thực phẩm.

Là dâu mới chắc chắn sẽ có nhiều điều bỡ ngỡ, cảm thấy xa lạ, thậm chí là tủi thân khi ăn Tết ở một nơi mới. Tuy nhiên đó chỉ là thời gian đầu, bạn không nên suy nghĩ quá nhiều, hãy cố gắng tạo cho mình một tâm lý thoải mái nhất, hãy yêu quý gia đình chồng như gia đình bạn, chỉ cần bạn chân thành mọi người sẽ cảm nhận được, từ đó tình cảm của bạn và các thành viên cũng sẽ khăng khít hơn. Chúc bạn có một năm mới trọn vẹn với vai trò mới nhé.