Tin tức

10 vấn đề “khó chịu” mẹ bầu thường gặp phải

23/06/2021

10 vấn đề “khó chịu” mẹ bầu thường gặp phải

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải trải qua những vấn đề “khó chịu” nhất từ sức khỏe đến tâm lý.

Mẹ bầu cần hiểu đây là những triệu chứng bình thường của thai kỳ, không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi.

10 vấn đề “khó chịu” khi mẹ bầu gặp phải khi mang thai

1/ Táo bón khi mang thai

Táo bón là chứng bệnh dễ gặp ở các bà bầu. Tuy không ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón là một trong những nguyên dẫn đến sảy thai, sinh non và suy dinh dưỡng thai nhi,...

Chứng táo bón gây ra một số hậu quả khó lường cho sức khỏe bà bầu như sảy thai hoặc sinh non, rất nguy hiểm.

Hormone, các vitamin và chất sắt bổ sung có thể khiến thai phụ khó đi đại tiện hoặc đi không thường xuyên. Áp lực của tử cung lên trực tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Chứng táo bón có thể xuất hiện suốt quá trình mang thai của mẹ.

Lời khuyên: Chế độ dinh dưỡng của các mẹ phải bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ trái cây. Các mẹ cũng không nên để cơ thể mất nước và nên uống nước ấm vào buổi sáng.

>>> Xem thêm: 7 loại thực phẩm giúp bà bầu hạn chế chứng táo bón khi mang thai

2/ Rạn da khi mang thai

Rạn da là hiện tượng dễ gặp phải ở phụ nữ mang thai, gây mất thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu.

Hiện tượng rạn da khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu tăng cân nhanh so với mức co dãn của da. Nơi thường xảy ra các vết rạn ở vùng bụng, ngực, mông hoặc bắp tay, bắp đùi. Các vết rạn thường có màu tím, đỏ hay trắng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu và thường chuyển thành màu sẫm hơn sau khi sinh.

Khoảng 90% mẹ bầu gặp phải hiện tượng rạn da này, thời điểm thường gặp nhất là trong giai đoạn tháng 6 - 7 của thai kỳ, vết rạn sẽ lớn dần theo cân nặng của mẹ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rạn da khi mang thai, có thể do cơ địa, thay đổi hormone hoặc do mẹ bầu tăng cân đột ngột,...

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tăng cường chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và vitamin, song song với việc sử dụng các sản phẩm kẽm dưỡng.

>>> Xem thêm: Cách giúp mẹ bầu chăm sóc da, tránh rạn da khi mang thai

3/ Bị suy giảm thị lực

Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về hormone, sự trao đổi chất, lưu thông máu hay giữ nước,... hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độ dày và độ cong của giác mạc có thay đổi trong quá trình mang thai của phụ nữ. Vì thế, các hoạt động phẫu thuật mắt chữa cận được khuyến cáo không nên thực hiện trong giai đoạn mang thai. Thị lực bà bầu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Nhìn chung, hiện tượng giảm thị lực ở bà bầu là không quá nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, thay đổi thị giác là dấu hiệu báo trước một số bệnh nguy hiểm như huyết áp cao.

>>> Xem thêm: Suy giảm thị thực khi có bầu nguy hiểm không?

4/ Giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai

Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người làm ác ngành nghề như giáo viên, nhân viên phục vụ,... Và có thể nói, không bà bầu nào là không bị chứng giãn tĩnh mạch.

Hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra và nổi lên bề mặt da. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở bà bầu là do khi mang thai, hormone giới tính duy trì thai gây ra hiện tượng này.

Giãn tĩnh mạch có thể gây ra những triệu chứng như tê phù chân và đặc biệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho mẹ bầu. Nghiêm trọng hơn, tĩnh mạch có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối nếu chứng giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm.

Lời khuyên: Bà bầu không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên di chuyển nhẹ nhàng thường xuyên. Giữ tư thế ngồi thoải mái, không bắt chéo chân, không kê chân quá cao khi ngồi-nằm và đặc biệt nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng giúp mẹ bầu hạn chế được chứng giảm tĩnh mạch

5/ Thay đổi bầu ngực

Hầu hết ngực của phụ nữ sẽ tăng kích thước trong giai đoạn thai kỳ và đa số mẹ bầu có thể cảm nhận được sự thay đổi này, đây là thay đổi bình thường.

Lời khuyên: Để tạo điều kiện tốt cho bầu ngực phát triển, các mẹ không nên mặc áo quá chật hoặc ôm sát, dinh dưỡng chú trọng vào những thực phẩm lợi sữa.

6/ Buồn nôn, mắc ói mửa

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, thường xảy ra trong giai đoạn cơ thể mẹ chưa thích nghi được.

Chứng buồn nôn thường xuất hiện vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và thường vào buổi sáng trong ngày, khi dạ dày mẹ bầu đang trống.

Lời khuyên: Không nên nhịn đói buổi sáng, ăn một bữa nhẹ giàu protein trước khi ngủ. Dinh dưỡng cần bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả và tránh thức ăn dầu mỡ, có mùi vị quá mạnh hoặc đồ tươi sống.

7/ Cơ thể mệt mỏi

Đây là triệu chứng dễ hiểu khi thai nhi ngày một lớn dần và mẹ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi con. Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu thiếu sắt, một khoáng chất giúp bổ máu.

Lời khuyên: Các mẹ phải nghỉ ngơi nhiều và có sinh hoạt điều độ, khoa học.

8/ Chứng ợ nóng và khó tiêu

Đây là triệu chứng mô tả cảm giác nóng rát trong dạ dày rồi dâng lên đến cuống họng. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bị thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, suy yếu cơ thắt dạ dày và tử cung, có thể gây tắc nghẽn dạ dày.

Lời khuyên: Các mẹ nên chia thực đơn thành những bữa nhỏ, tránh ăn quá no, có chế độ dinh dưỡng khoa học và đặc biệt phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

9/ Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng thành cục u, gây đau đớn ở hậu môn. Khi mang thai, trĩ có thể hình thành do thai nhi đang lớn làm tăng áp lực lên trực tràng và âm đạo.

Lời khuyên: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị táo bón, các mẹ không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, không rặn quá nhiều khi đại tiện, tránh mặc đồ quá chật,...

10/ Ảnh hưởng giấc ngủ

Mẹ đầu rất khó khăn trong việc có được một tư thế thoải mái khi ngủ trong các giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, dễ khiến mẹ bầu mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lời khuyên: Không nên dùng thuốc ngủ, thay vào đó hãy uống sữa ấm trước khi lên giường. Các mẹ có thể tham khảo các biện pháp tránh mất ngủ như ngâm chân với nước ấm hoặc ngâm bồn trước khi đi ngủ,...

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các vấn đề khó chịu trên, theo khuyến cáo của bác sĩ để khắc phục cũng như hạn chế các vấn này trên thì mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình mang thai, hoặc Organica khuyên bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sức khoẻ tốt nhất khi mang thai.