Tin tức

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn uống như thế nào?

19/05/2021

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn uống như thế nào?

1/ Tiểu đường thai kỳ là gì? Triệu chứng như thế nào?

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi người mẹ đang mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ.

Đa số mẹ bầu gặp phải vấn đề này kể từ tháng 4 thai kỳ trở đi và sẽ tự khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Trừ các trường hợp đã mang bệnh trước đó.

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai

Xét nghiệm máu, xác định nồng độ đường trong máu là cách nhanh nhất để biết mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ nếu đạt hai chỉ số dưới đây:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %
  • Đường huyết 2h sau khi uống 75g đường ≥ 140mg %

2/ Ảnh hưởng xấu của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và con

Nếu không được kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tác hại tiểu đường thai kỳ đến mẹ bầu

Huyết áp bị rối loạn, dễ bị tăng trong thời kỳ mang thai, có thể gây tiền sản giật, sản giật;

Thai to có nguy cơ gây sanh khó, và khả năng phải sinh mổ;

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc băng huyết sau sinh;

Tác hại tiểu đường thai kỳ đối với bé

  • Tác hại xấu nhất là gây dị tật bẩm sinh co thai nhi, chậm phát triển trong tử cung;
  • Rủi ro cho thai trong lúc sanh vì thai to như: gãy xương đòn, trật khớp vai, tổn thương thần kinh cánh tay;
  • Hạ đường máu, hạ canxi cho thai nhi sau sinh;
  • Suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong thai nhi sau sinh;

3/ Thực đơn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên dùng

Chia 3 bữa ăn chính trong ngày ra thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo đường máu không tăng quá cao, hoặc hạ quá thấp những lúc giữa bữa:

Thực đơn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên dùng để con khoẻ, mẹ an tâm

Thực đơn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên dùng để con khoẻ, mẹ an tâm

  • Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ phải đa dạng thực phẩm, thay đổi thường xuyên;
  • Những thực phẩm hữu cơ như khoai củ, bắp, bánh mì nâu, đậu đỗ, rau xanh, trái cây ít ngọt, sữa ít đường hay các loại miến,… có lợi cho mẹ bầu tiểu đường do ít gây tăng đường huyết;
  • Hạn chế chế biến thức ăn kiểu xay nhuyễn, hầm nhừ, bao bột chiên giòn,… ưu tiên các phương pháp hấp, luộc;
  • Sử dụng gia vị chứa I-ốt;
  • Ổn định lượng bột đường cho bữa ăn bằng cách ăn đúng giờ, nếu có dùng thuốc thì phải theo chỉ định bác sĩ;

Lưu ý, mẹ bầu 6 tháng cuối thai kỳ cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với ngày bình thường. Con số này có thể tăng lên 550 Kcl/ngày đối với phụ nữ đang cho con bú.

  • Thực đơn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc giảm:
  • Các loại bánh kẹo, kem, chè, trái cây ngọt,… làm tăng đường huyết;
  • Không ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo gói,…;
  • Hạn chế lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng động vật (tim, gan, thận),… chúng chứa nhiều chất béo, gây tăng mỡ máu;
  • Hạn chế các loại nước ngọt, nước có ga, rượu bia, cà phê,…;

Ngoài tuân thủ thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh là rất cần thiết cho mẹ.

Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Sau một giấc ngủ dài, lượng đường trong máu mẹ bầu sẽ giảm đi đáng kể vào mỗi buổi sáng. Vì vậy, bữa ăn sáng đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên tham khảo những thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dưới đây:

Bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khuyên dùng các loại ít đường, có nhiều chất sơ

Bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khuyên dùng các loại ít đường, có nhiều chất sơ

  • Menu 1: Một phần há cảo (khoảng 6 cái vừa) + một trái cam;
  • Menu 2: 1 trứng ốp la + 2 lát bánh mì + 2 miếng thanh long ruột đỏ;
  • Menu 3: 1 chén yến mạch + 1 ít ngũ cốc + 1 miếng thanh long ruột đỏ;
  • Menu 4: 1 tô cháo yến mạch + 1 ly ngũ cốc (nên dùng không đường);
  • Menu 5: 3 lát bánh mì + thịt nguội hoặc cá hồi;
  • Menu 6: Salad gồm 2 quả trứng chín + 1 trái bắp + ½ trái bơ;
  • Menu 7: 1 tô bún bò, hoặc phở,… ăn kèm rau;

>>> Xem thêm: 20+ loại rau củ quả hữu cơ (organic) đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu, vừa an toàn, vừa ổn định đường huyết

Bữa trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực phẩm hữu cơ chất xơ như rau củ, trái cây là thứ mà mẹ bầu tiểu đường nên thêm vào bữa ăn. Dưới đây là những thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ tham khảo:

  • Menu 1: 1 chén cơm trắng + canh rong biển - thịt bò + thịt kho;
  • Menu 2: 1 chén cơm gạo lứt + 1 lát cá hồi + salad cà chua bi;
  • Menu 3: 1 chén cơm gạo lứt + bông cải xanh hấp + thịt rán + súp bí đỏ;
  • Menu 4: 1 ít khoai lang luộc +1 phần ức gà nướng + rau củ luộc;
  • Menu 5: 1 chén đậu đen hấp + 1 lát cá hồi + 1 ly sữa hạnh nhân (không đường);
  • Menu 6: 1 phần bánh mì gà + salad cà chua bi;
  • Menu 7: 1 tô súp gà + 1 ít khoai lang luộc + salad tôm;

Bữa ăn phụ cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa ăn phụ vào đầu giờ chiều cũng cần thiết để mẹ bầu cung cấp thêm năng lượng do khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhanh đói.

Bữa ăn phụ cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, giúp mẹ bầu không mệt, ko tăng đường huyết

Bữa ăn phụ cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, giúp mẹ bầu không mệt, ko tăng đường huyết

  • Menu 1: 1 chiếc bánh quy lạt + 1 ly sữa không đường;
  • Menu 2: 1 ly nước ép cà rốt không đường;
  • Menu 3: 1 ít quả hạch + 1 ly sữa không đường;
  • Menu 4: 1 gói ngũ cốc ăn kiêng hoặc ngũ cốc sấy khô hạt;
  • Menu 5: 1 lát bánh mì cùng bơ đậu phộng;
  • Menu 6: 1 phần bánh flan;
  • Menu 7: 1 ly sinh tố gồm 1 cốc sữa hạnh nhân + chuối + 2 quả dâu tây + 1 thìa nhỏ hạt lanh + 1 hạt bơ nhỏ;

Bữa tối cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Những thực phẩm dễ tiêu hóa là thứ các mẹ cần quan tâm khi sử dụng cho bữa tối. Đây là bữa ăn để các mẹ hạn chế hoặc cắt giảm tinh bột, ưu tiên thêm chất xơ có trong những thực phẩm hữu cơ.

  • Menu 1: salad rau trộn + 1 phần thịt hun khói + 1 quả trứng;
  • Menu 2: 1 đĩa mì ý + sốt thịt + rau xà lách;
  • Menu 3: 1 phần ức gà nướng + 2 lát bánh ngũ cốc + 1 ít khoai lang nướng + salad rau trộn;
  • Menu 4: 1 chén cơm gạo lứt + 1 phần tôm nướng + canh rau thịt + 2 miếng thanh long ruột đỏ;
  • Menu 5: 1 chén cơm gạo lứt + 1 lát cá hồi + cháo bí đỏ;
  • Menu 6: 1 chén cơm gạo lứt + 1 trái bơ + 1 ly sữa thảo mộc;
  • Menu 7: 1 tô yến mạch nấu tôm + 1 trái đĩa + salad rau trộn;

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần ưu tiên các loại thực phẩm hữu cơ tự nhiên, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và an toàn.

Những dưỡng chất có trong thực phẩm hữu cơ không bị kích thích phát triển đột biến như các thực phẩm sử dụng chất tăng trưởng, không gây ra quá trình làm tăng cân nặng bất thường cho mẹ bầu.

ORGANICA có nhiều sản phẩm phù hợp cho thực đơn các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, đậu, hạt Organic,... nhiều sản phẩm thức uống và rau quả của ORGANICA cũng giúp mẹ bầu giảm mỡ hiệu quả trong và sau khi mang thai.