Tin tức

Bệnh trầm cảm là gì? 7 loại thực phẩm "cứu tính" cho bệnh trầm cảm

25/12/2020

Bệnh trầm cảm là gì? 7 loại thực phẩm "cứu tính" cho bệnh trầm cảm

Một chế độ ăn lành mạnh, sử dụng đúng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể phòng ngừa và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh tật, trầm cảm cũng là một loại bệnh. Càng đáng báo động là tỷ lệ người mắc trầm cảm ngày một gia tăng. Chính vì vậy, việc nắm được thực phẩm gì giúp điều trị và phòng ngừa bệnh trầm cảm là vô cùng cần thiết.

Trầm cảm là bệnh gì?

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp, liên quan đến rối loạn thần kinh não bộ, người bệnh thường buồn bã, dễ khóc, không có động lực, hứng thú làm việc, kể cả những sở thích trước đây. Trầm cảm ở mức độ nặng nguy hiểm vì chúng ảnh hưởng đến hành động, suy nghĩ, cảm giác của người bệnh, khiến người bệnh có xu hướng tự hại bản thân như tự tử, tự rạch tay...

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm chủ yếu do sang chấn tâm lý, sử dụng chất gây nghiện, kích thích thần kinh mạnh hoặc do thực thể ở não từ các chấn thương, viêm não hay u não…

Trầm cảm là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt bệnh đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nhiều người không biết mình bị mắc bệnh trầm cảm, nhất là ở mức độ nhẹ, dễ chủ quan dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng khi bệnh trở nặng.

Các biểu hiện bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ ngoài việc mệt mỏi, buồn bã thì còn có đến 7 triệu chứng khác gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mệt mỏi
  • Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

7 thực phẩm “cứu tinh” cho bệnh trầm cảm, chớ bỏ qua

Thực tế thì hiện chưa có một chế độ dinh dưỡng nào riêng biệt để điều trị bệnh trầm cảm hoặc làm biến mất các triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên một chế độ ăn lành mạnh, sử dụng đúng loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể phòng ngừa và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm.

Theo đó một số gợi ý thực phẩm để người bệnh trầm cảm, người muốn phòng ngừa bệnh trầm cảm có thể sử dụng vào chế ăn hằng ngày của mình như:

1/ Ngũ cốc nguyên hạt - nguồn Carbohydrate có lợi

Cơ thể thiếu hụt Carbohydrate sẽ làm giảm hoạt động của serotonin -một thành phần có trong thuốc điều trị trầm cảm. Carbohydrate có lợi lớn nhất đến từ ngũ cốc nguyên hạt.

Do đó, chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm cần bổ sung ngũ cốc nguyên hạt. Một số nguồn carbohydrate có lợi khác đến từ trái cây và rau xanh, các loại đậu.

2/ Thực phẩm giàu protein

Nguồn protein có lợi cho sức khỏe chứa nhiều tryptophan - một amino acid có vai trò sản xuất serotonin. Các loại thực phẩm chứa protein tốt cho sức khỏe gồm:

  • Gà tây
  • Cá ngừ
  • Thịt gà
  • Các loại đậu, thịt bò nạc, pho mát ít béo, cá, sữa, thịt gia cầm, các sản phẩm từ đậu nành, và sữa chua.

Hãy thử làm món bánh hạt chia topping cá ngừ hấp dẫn, thơm ngon, đầy sáng tạo, thú vị thử xem sao.

  • B1: Lấy 1 miếng cá ngừ lăn qua chút dầu olive Karpea, bỏ vào lò nhấn 3' là chín rồi. Cắt thành từng miếng nhỏ.Hộp olive ngâm muối Karpea còn dở, mình lấy ra, cắt đôi bỏ hạt.
  • B2: Bánh quy Chia vừa mua từ cửa hàng chiều nay, lấy ra bày lên đĩa, xếp cá ngừ và trái olive lên.

3/ Thực phẩm chứa axit béo omega-3

Các nhà khoa học đã phát hiện ra acid béo omega-3 có thể giảm tỷ lệ mắc trầm cảm. Các thực phẩm giàu acid béo omega-3 có thể kể đến như:

  • Các loại cá nhiều dầu (cá cơm, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ).
  • Hạt lanh.
  • Dầu hạt cải, dầu đậu nành.
  • Các loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó.
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm.

>>> Tham khảo: Cá hồi hữu cơ, nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào, tự nhiên và an toàn cho cả nhà

4/ Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân phá hủy tế bào, lão hóa cũng như nhiều vấn đề. Mặc dù không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn gốc tự do phá hủy các cơ quan nhưng sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp hạn chế tác hại mà gốc tự do gây ra. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến gồm:

  • Beta - carotene: Mơ châu Âu (apricot), bông cải xanh, dưa vàng (cantaloupe), cà rốt, cải búp (collard), quả đào, bí ngô, rau chân vịt, khoai lang.
  • Vitamin C: Việt quất, bông cải xanh, bưởi chùm (grapefruit), kiwi, cam, hồ tiêu, khoai tây, cà chua, dâu tây.
  • Vitamin E: Bơ thực vật, các loại hạt và mầm, dầu thực vật, mầm lúa mì.

Với những thực phẩm này người bệnh có thể làm sinh tố, salad, súp, các món canh, bổ sung để chế biến các món ăn thêm hấp dẫn.

5/ Thực phẩm giàu Selenium

Nồng độ Selenium thấp dễ tạo ra cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên hiện chưa có khuyến cáo sử dụng selenium bằng viên uống, do đó tốt nhất là nên bổ sung qua thực phẩm. Một số thực phẩm giàu Selenium như:

  • Các loại đậu.
  • Thịt nạc (thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gà bỏ da, thịt gà tây).
  • Các sản phẩm sữa ít béo.
  • Các loại hạt và mầm.
  • Các loại hải sản (hàu, trai, cua, cá nước mặn, cá nước ngọt,...).
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

6/ Thực phẩm giàu vitamin B

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B có liên quan đến trầm cảm, cụ thể thiếu hụt vitamin B làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm. Do đó bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh trầm cảm tốt hơn.

Vitamin B có trong các loại đậu, các loại hạt, nhiều loại trái cây và rau có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều folate, hay các sản phẩm ít chất béo từ động vật chẳng hạn như thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo…

7/ Thực phẩm giàu vitamin D

Nồng độ vitamin D thiếu hụt trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Do đó để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh trầm cảm thì cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn hằng ngày.

Các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá tuyết, cá ngừ, tôm, hàu, nấm, lòng đỏ trứng…

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt trước áp lực của công việc, cuộc sống, gia đình trong nhịp sống hiện đại khiến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, lên mức đáng báo động. Chính vì vậy, không chỉ người bệnh mà mỗi người cần chủ động ngừa trầm cảm bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một lối sống cân bằng.