Tin tức

Mẹ bầu béo phì ăn gì để vừa giảm cân, vừa an toàn cho bé?

23/05/2021

Mẹ bầu béo phì ăn gì để vừa giảm cân, vừa an toàn cho bé?

Giai đoạn từ tháng 4 thai kỳ, những cơn thèm ăn sẽ quay trở lại, kích thích vị giác của mẹ bầu. Nếu trước đó mẹ bầu đã thừa cân, thì đây là thời điểm nhạy cảm nhất của cân.

Tác hại khi mẹ bầu thừa cân, béo phì

  • Nếu không cưỡng lại cơn thèm ăn kịp thời, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng cao không kiểm soát. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, dẫn đến nhiều hệ quả như:
  • Ngoại hình mẹ bầu quá khổ khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề hơn, da dẻ bị chảy xệ và rất khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Bệnh tiểu đường, cao huyết áp sẽ dễ dàng xuất hiện khi mẹ bầu thừa cân, béo phì. Nặng quá có thể khiến mẹ bầu bị tiền sản giật, sảy thai, sinh non,…
  • Thai to hơn bình thường nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh, gây mệt mỏi cho mẹ. Cổ tử cung cũng dễ bị chèn ép vào cơ hoành gây khó thở, phù nề,…
  • Nguy cơ sinh mổ là luôn hiện hữu ở những mẹ bầu béo phì hoặc thai to. Song quá trình phẫu thuật lấy thai cũng sẽ không mấy dễ dàng.

Nguyên nhân chính gây tăng cân quá nhanh ở mẹ bầu là khi trong thực đơn dinh dưỡng có quá nhiều chất béo hoặc tinh bột,… Vì thế mẹ bầu nên ăn uống sao cho hợp lý, tăng cường bổ sung thực phẩm hữu cơ vào thực đơn.

Mẹ bầu béo phì có nên giảm cân trong khi mang thai?

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên giảm cân sau khi sinh con được từ 6 tháng đến 1 năm, không nên ép cân – giảm cân trong giai đoạn mang thai.

Việc ép cân, giảm cân ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển tự nhiên của em bé. Việc mà các mẹ bầu béo phì cần làm là tăng cân có kiểm soát.

Theo nhận định từ các chuyên gia, 9 – 15kg là số cân mẹ bầu cần tăng trong suốt quá trình mang thai. Tùy vào vóc dáng và thể trạng của người mẹ mà ảnh hưởng đến số cân nặng cần tăng, tuy nhiên 9 – 15kg là con số trung bình mà mẹ bầu cần đạt được.

Song song với việc tăng cân để đảm bảo sự phát triển tự nhiên của con yêu, mẹ bầu cần tránh ăn các món chứa nhiều dầu mỡ hay thức ăn nhanh.

Thay vào đó, thực đơn cho mẹ bầu thừa cân béo phì cần ưu tiên các loại thực phẩm hữu cơ tự nhiên, bởi so với các loại rau củ quả thông thường, các loại thực phẩm hữu cơ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và an toàn hơn, điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

Những dưỡng chất có trong thực phẩm hữu cơ không bị kích thích phát triển đột biến như các thực phẩm sử dụng chất tăng trưởng, nên không gây ra quá trình làm tăng cân nặng bất thường cho mẹ bầu.

ORGANICA có nhiều sản phẩm thân thiện cho sức khỏe các mẹ bầu như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, đậu, hạt Organic,... phục vụ tốt cho mục đích tăng cân của mẹ.

Nhiều sản phẩm thức uống và rau quả của ORGANICA cũng giúp mẹ bầu giảm mỡ hiệu quả trong và sau khi mang thai.

Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị cung cấp thực phẩm hữu cơ hàng đầu, có chứng nhận Organic, nguồn gốc tự nhiên và không có nguồn gốc biến đổi gen (GMO).

Chọn thực phẩm như thế nào để tránh tăng cân cho mẹ bầu?

Tăng cân quá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi vẫn an toàn của mẹ bầu. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu thừa cân cần biết:

  • Bà bầu thừa cân nên ăn uống khoa học, không nhịn ăn, không ăn quá no
  • Bà bầu thừa cân nên bổ sung protein, giảm tinh bột và đường
  • Bà bầu thừa cân nên bổ sung nhiều Axit folic
  • Bà bầu thừa cân nên tăng cường rau xanh và trái cây
  • Bà bầu thừa cân nên dùng sữa ít béo
  • Bà bầu thừa cân nên tránh ăn mặn

Bài tập vận động nhẹ cho mẹ bầu thừa cân dễ sinh con

Vận động nhẹ không những giúp mẹ bầu đốt cháy lượng calo, mỡ thừa thu nạp hằng ngày mà còn giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Ngoài sử dụng thực phẩm hữu cơ làm dinh dưỡng tăng cường sức khỏe, ORGANICA cũng khuyên mẹ bầu nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Dưới đây là các bài tập cho mẹ bầu tham khảo:

  • Đi bộ nhẹ nhàng
  • Bơi nhẹ nhàng
  • Bài tập aerobic
  • Bài tập nghiêng vùng chậu