Tin tức

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Cách thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ

30/07/2021

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Cách thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ

Ăn dặm là rất tốt cho trẻ từ 6 tháng tuổi nhưng bố mẹ cũng nên biết được tầm quan trọng của sữa mẹ. Việc thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ nên chia nhỏ và quan tâm đến rau củ.

Ăn dặm kiểu truyền thống là gì? Có bao nhiêu kiểu ăn dặm?

Ăn dặm kiểu truyền thống là một phương pháp dinh dưỡng cho trẻ có từ lâu, được nhiều gia đình Việt áp dụng khi nuôi con nhỏ. Thức ăn theo kiểu dinh dưỡng này thường được xay nhuyễn các loại thực phẩm như rau củ, thịt, cá,... để tạo thành các món cháo, bột cho bé ăn. Còn có nhiều kiểu ăn dặm khác nhau như: phương pháp ăn dặm blw, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật,...

>>> Tìm hiểu: Phương pháp ăn dặm BLW cho trẻ

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Đây thật sự là câu hỏi rất cần thiết. Tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Khi chưa đủ 6 tháng tuổi, giai đoạn này cơ thể trẻ chưa hoàn thiện các cơ quan như hệ tiêu hóa hay hệ miễn dịch. Việc bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau khi cơ thể trẻ chưa dung nạp và xử lý được nguồn thức ăn mới kia. Sữa mẹ nên là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ trong giai đoạn này.

Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ phát triển thể chất và trí não, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời.

Thành phần của sữa mẹ bao gồm nhiều dưỡng chất rất quan trọng, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ như: nước, chất béo (omega-3, DHA), protein, cacbohydrat, vitamin và khoáng chất, men, hormone và các loại enzyme,...

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm. Từ tháng 6 trở đi đến tháng 12, sữa mẹ nên đóng góp 70% vào tổng nguồn dinh dưỡng của trẻ. Từ 1 - 2 tuổi, con số này nên là từ 30 - 40%.

Cách thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ, nên ăn mấy lần trong ngày?

Mỗi giai đoạn tháng tuổi thì cơ thể trẻ cần cung cấp đủ lượng calo khác nhau, dựa vào đó mà bố mẹ thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ sao cho phù hợp nhất.

  • Từ 6 - 8 tháng tuổi: trẻ cần khoảng 600 kcal/ngày;
  • Từ 9 - 11 tháng tuổi: trẻ cần khoảng 700 kcal/ngày;
  • Từ 12 - 24 tháng tuổi: trẻ cần khoảng 900 kcal/ngày;

Để đảm bảo đều đặn dinh dưỡng cho trẻ hằng ngày, bố mẹ nên thiết kế, chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều bữa, trong đó cần có 3 - 4 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ. Và đừng quên, bé vẫn phải cần được bú sữa mẹ.

Gợi ý các thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ:

  • Bữa sáng: bột ăn dặm hoặc cháo thịt/cá
  • Bữa phụ: nước ép hoặc sữa chua
  • Bữa trưa: bột ăn dặm hoặc cháo rau củ
  • Bữa phụ: hoa quả nghiền, rau củ nghiền hoặc nước ép trái cây
  • Bữa tối: bột ăn dặm, cháo thịt kết hợp rau củ

10 loại rau củ thích hợp để thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ

Sự góp mặt của rau củ là rất quan trọng trong thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ hằng ngày. Rau củ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào trẻ cũng có thể hấp thụ được, dưới đây là những loại rau chủ thích hợp cho trẻ ăn dặm:

  • Rau ngót: chứa nhiều vitamin B, C, nhiều chất đạm và lượng beta carotene chuyển hóa thành vitamin A giúp trẻ sáng mắt và nâng cao sức đề kháng.
  • Cà rốt: chứa nhiều vitamin A, tốt cho mắt của trẻ và cải thiện hệ tiêu hóa phòng ngừa táo bón.
  • Củ cải trắng: giàu vitamin C giúp phòng chống hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Bông cải xanh: giàu chất xơ và vitamin C, giúp phòng chống táo bón hiệu quả.
  • Khoai lang: dễ tiêu hóa và giàu chất xơ.
  • Đậu Hà Lan: vị ngọt kích thích vị giác của trẻ, bổ tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bí đỏ: giúp bổ máu và sáng mắt.
  • Ngô: giàu vitamin A, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Rau chân vịt: giàu vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12,...
  • Bí xanh: mang đến tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể không chỉ tốt cho người lớn mà đặc biệt với trẻ nhỏ đang ăn dặm càng tốt hơn.

Những chia sẻ về cách thiết kế bữa ăn dặm cho trẻ, tầm quan trọng của sữa mẹ cũng như các loại rau củ thích hợp cho trẻ ăn dặm sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích, từ đó chăm sóc con yêu được tốt hơn!

>>> Xem thêm: 50+ Loại rau củ quả hữu cơ an toàn cho bữa ăn dặm của trẻ có chứng nhận organica của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Liên Minh Châu Âu (EU)