Nuôi con là một hành trình dài với vô vàn câu hỏi mà bố mẹ cần được giải đáp. Cứ mỗi tháng bạn sẽ thấy bé nhà mình có những thay đổi mới về chiều cao, cân nặng cũng như nhận thức và hành vi. Đặc biệt khi bé đến tháng thứ 4, thứ 5 có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm song song với bú sữa mẹ. Vậy thì có nên cho bé ăn dặm khi mới 5 tháng tuổi hay không? Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng như thế nào? Có những lưu ý gì mà bố mẹ cần tuân thủ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn cùng Organica tìm hiểu nhé!
Đặc trưng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 tháng tuổi
Chỉ số cân nặng chính là một trong những tiêu chuẩn cơ bản nhiều tổ chức y tế (trong đó có WHO) dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ.
Theo tổ chức WHO, cân nặng bé trai 5 tháng khoảng 7,5kg sẽ được xem là phát triển ổn định, đối với bé gái thì chỉ số cân nặng bình thường là 6,9kg. Giai đoạn dưới 6 tháng là khoảng thời gian cân nặng của bé phát triển vô cùng nhanh nếu bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ mẹ.
Trọng lượng của các bé 5 tháng tuổi có thể không đúng y như tiêu chuẩn quy định trên đây, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên cố gắng để cân nặng của con gần nhất với chỉ số tiêu chuẩn này thì mới phù hợp với sự phát triển bình thường của trẻ.
Nếu cân nặng của bé 5 tháng tuổi thấp hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thì sẽ được tính là suy dinh dưỡng. Theo như tiêu chuẩn của WHO, trẻ 5 tháng tuổi suy dinh dưỡng là khi cân nặng của bé trai dưới 6,1kg và cân nặng của bé gái dưới 5,5kg. Nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng thì cân nặng dao động khoảng 6.2 - 7.4kg đối với bé trai, khoảng 5.6 - 6.8kg đối với bé gái.
Đặc biệt các phụ huynh lưu ý, một em bé 5 tháng tuổi nếu chỉ nặng 5kg thì dù là bé trai hay bé gái đều thuộc nhóm suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Song song với cân nặng, chiều cao của trẻ cũng cần được các bậc phụ huynh quan tâm lưu ý. Theo như Tổ chức Y tế Thế giới WHO quy định, chiều cao trung bình của bé trai 5 tháng tuổi dao động trong khoảng 61,9 - 65,9cm, đối với bé gái là 59,6 - 68,5cm.
Có thể nói chiều cao - cân nặng là hai chỉ số luôn song hành cùng nhau trên hành trình lớn khôn của trẻ. Chiều cao và cân nặng chỉ có thể đảm bảo phát triển đúng tiêu chuẩn khi trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể của mình.
Để bé 5 tháng tuổi có thể phát triển toàn diện về cả chỉ số cân nặng lẫn chiều cao theo tiêu chuẩn, điều cha mẹ cần quan tâm chú trọng nhất là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho đáp ứng đúng với sự phát triển ở giai đoạn này của trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng chính. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt bất khả kháng, còn lại trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa mẹ để phát triển tốt nhất. Theo tính toán thì lượng sữa mẹ đủ để đáp ứng nhu cầu của bé thường dao động từ 828ml – 1.182ml/ngày.
Tuy nhiên thì bên cạnh sữa mẹ phụ huynh vẫn có thể cho bé tập làm quen với sữa công thức. Nhưng không được sử dụng các loại sữa tươi không dành cho trẻ 5 tháng tuổi. Về điều này trước khi lựa chọn sữa công thức mẹ phải tham khảo ý kiến chuyên gia một cách thật kỹ lưỡng.
Đồng thời khi đã bước sang tháng thứ 5, bé nhà bạn đã có thể bắt đầu thử tiếp xúc với các món ăn dặm. Nên là các món được chế biến kỹ từ rau củ quả, thịt, tôm, cá.
Phụ huynh cần lưu ý các bữa ăn này là bữa phụ trong ngày, không được thay thế cho bữa chính của bé là sữa mẹ. Những bữa ăn dặm nhằm mục đích giúp bé 5 tháng tuổi làm quen với các loại hương vị khác nhau. Và để giúp cho hệ miễn dịch của bé được nâng cao và trở nên hoàn thiện, bố mẹ cần đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất,...
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không thì bài viết nội dung bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Có nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm hay không?
Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Để Organica giải đáp cho các bạn!
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng như đa số các bác sĩ chuyên khoa nhi, độ tuổi thích hợp nhất để ăn dặm là 6 tháng tuổi. Vào giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đạt tới độ hoàn thiện đủ để tiến hành ăn dặm hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, cho trẻ tập ăn thô chính là một dấu mốc phát triển mới, cần thiết cho trẻ.
Đồng thời, có một điều mà bố mẹ cũng cần lưu ý, chế độ nghỉ thai sản của mẹ thường sẽ kết thúc khi bé được 6 tháng tuổi. Vì thế việc tập ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng cho cả phụ huynh và bé.
Tuy nhiên, những chuyên gia dinh dưỡng uy tín đã nói rằng việc cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 5 vẫn là một điều hợp lý và hoàn toàn chấp nhận được, miễn là các phụ huynh tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu cho bé 5 tháng ăn dặm.
Ba mẹ, phụ huynh lưu ý nên cho trẻ ăn dặm khi bé đã:
Khi để ý thấy bé nhà mình có những dấu hiệu trên đây, bố mẹ có thể bắt đầu tiến hành cho bé tập ăn dặm dù bé mới 5 tháng tuổi.
Tất nhiên là với trẻ 5 tháng tuổi cơ thể còn non nớt, các bậc phụ huynh không thể cho con ăn dặm tùy ý. Chỉ có một số nhóm thực phẩm phù hợp để đưa vào bữa ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi như sau:
Trẻ 5 tháng tuổi có thể ăn loại thực phẩm nào?
Trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm sẽ cần lượng protein đến từ thịt, cá, trứng,...
Thịt chứa nhiều sắt và kẽm như thịt bò, heo, gà, cá hồi,... được các chuyên gia khuyến khích đưa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Mời bạn xem, các thực phẩm thịt và thuỷ hải sản hữu cơ từ Organica
Ngũ cốc được coi là thực phẩm cơ bản mà các bậc phụ huynh nên cho bé sử dụng khi bé 5 tháng tuổi nhà bạn bắt đầu ăn dặm. Nhất là nhóm ngũ cốc chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.
Các phụ huynh có thể tham khảo những loại ngũ cốc sau: yến mạch, kiều mạch, lúa mạch, gạo,... Lưu ý, các loại ngũ cốc này phải còn nguyên cám thì mới đảm bảo được lượng chất sắt cung cấp cho bữa ăn của trẻ.
Để dễ dàng hơn trong việc ăn dặm ngũ cốc cho cả trẻ và phụ huynh, bố mẹ nên cho bé ăn thử từng loại riêng biệt, cách nhau khoảng 3 - 5 ngày để xem thử bé nhà mình thích loại nào nhất. Bên cạnh đó cách phân bổ này cũng sẽ giúp bố mẹ xem được trẻ có bị dị ứng với bất kỳ loại ngũ cốc nào hay không. Nếu có cần dừng ngay lại và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thực đơn mới.
Người lớn cần bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ và trái cây thì trẻ em cũng vậy. Nên cho bé ăn các loại rau củ chứa nhiều chất sắt, kẽm và vitamin như cà rốt, bí đỏ, bông cải, cải bó xôi (rau chân vịt),...
Bé 5 tháng tuổi sẽ không thể ăn được các loại rau củ, trái cây chưa chế biến và để nguyên miếng to. Vì vậy khi phụ huynh cho bé ăn dặm bằng trái cây, rau củ thì cần nấu chín nhừ hoặc nghiền nhuyễn mịn ra.
Thứ nhất, các bậc phụ huynh cần nắm rõ, ăn dặm dù đầy đủ chất thế nào thì vẫn là bữa phụ, sữa mẹ mới là bữa chính nên không được bỏ cho tới khi bé được 12 tháng tuổi.
Thứ hai, bố mẹ không được ép bé ăn mà cần kiên nhẫn tập cho bé ăn dần cho quen.
Thứ ba, bố mẹ cần nhớ các nguyên tắc: ăn từ loãng tới đặc, ăn từ ít lên nhiều, ăn ngọt trước mặn sau. Đây là những nguyên tắc cho ăn giúp bé làm quen dần với thức ăn, tránh rối loạn tiêu hóa cũng như sẽ bị biếng ăn.
Sau khi đã nắm các nguyên tắc này, tiếp theo là cách thức cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm mà bố mẹ cần lưu ý:
Sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và quyết định cho bé 5 tháng tuổi nhà bạn bắt đầu tập ăn dặm, bạn có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi được Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị cho các bậc phụ huynh sau đây:
Ngày | Món |
Ngày 1 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 2 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 3 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 4 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 5 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 6 | 1 thìa cháo trắng |
Ngày 7 | 1 thìa cháo trắng |
Tuần thứ 2
Ngoài cháo trắng, ở tuần ăn dặm thứ 2 này các phụ huynh nên đưa vào các món ăn mới để bé quen dần và cũng khiến bữa ăn đa dạng hơn. Các món mới xuất hiện trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng ở tuần thứ 2 là các loại rau củ nghiền như khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền, cà rốt nghiền, bắp cải nghiền.
Ngày | Món |
Ngày 8 | 3 thìa cháo trắng Nửa thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 9 | 4 thìa cháo trắng Nửa thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 10 | 4 thìa cháo trắng 1 thìa cà rốt nghiền |
Ngày 11 | 4 thìa cháo trắng 1 thìa cà rốt nghiền |
Ngày 12 | 4 thìa cháo trắng 1 thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 13 | 4 thìa cháo trắng Nửa thìa bí đỏ nghiền 1 thìa khoai tây nghiền |
Ngày 14 | 5 thìa cháo trắng 2 thìa bí đỏ nghiền 1 thìa bắp cải nghiền |
Ở tuần này, thay vì cho bé ăn dặm bằng cháo trắng, các phụ huynh bổ sung thêm các loại súp. Đây là món vừa dễ ăn vừa ngon miệng, dễ gây hứng thú cho bé.
Ngày | Món |
Ngày 15 | 5 thìa cháo trắng 1 thìa khoai tây nghiền 1 thìa cà chua nghiền |
Ngày 16 | 8 thìa súp bí đỏ 1 thìa cà chua nghiền 1 thìa nước ép táo |
Ngày 17 | 6 thìa cháo trắng 4 thìa hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền |
Ngày 18 | 7 thìa súp khoai tây 3 thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 19 | 7 thìa súp cà rốt 3 thìa khoai tây nghiền |
Ngày 20 | 8 thìa bí đỏ nghiền 3 thìa súp bắp cải |
Ngày 21 | 7 thìa súp bông cải xanh 4 thìa hỗn hợp khoai tây sốt cà chua |
Ở tuần này thực đơn dành cho các bé đã đa dạng hơn rất nhiều. Số lượng thức ăn cho mỗi bữa cũng nhiều lên. Các bé khi ăn dặm sẽ khá chậm, bố mẹ cần kiên nhẫn cho bé ăn, không thúc ép bé ăn nhiều một lúc.
Ngày | Món |
Ngày 22 | 6 thìa cháo trắng 2 thìa cà rốt nghiền 2 thìa bông cải xanh nghiền |
Ngày 23 | 6 thìa cháo trắng 4 thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 24 | 6 thìa cháo trắng 3 thìa hỗn hợp táo và khoai tây nghiền |
Ngày 25 | 6 thìa cháo trắng 4 thìa bí đỏ 2 thìa hỗn hợp táo và khoai lang nghiền |
Ngày 26 | 7 thìa cháo trắng 4 thìa khoai tây và bắp cải nghiền 1 thìa cá bơn nghiền |
Ngày 27 | 8 thìa bông cải xanh nghiền 2 thìa cá bơn sốt cà chua |
Ngày 28 | 8 thìa bắp cải nghiền 2 thìa bí đỏ nghiền 1 thìa đậu phụ luộc |
Ngày | Món |
Ngày 29 | 8 thìa đậu phụ nghiền 3 thìa khoai tây + cà rốt nghiền 1 thìa nước đào |
Ngày 30 | 8 thìa bông cải xanh 2 thìa bí đỏ nghiền 1 thìa đậu phụ luộc |
Ngày 31 | 7 thìa cháo bánh mì 4 thìa khoai tây sốt cà chua |
Ngày 32 | 7 thìa cháo bánh mì 2 thìa cà rốt nghiền 1 thìa cải ngọt nghiền |
Ngày 33 | 8 thìa cháo cá bơn + cải ngọt 2 thìa bí đỏ nghiền |
Ngày 34 |
8 thìa cá rốt nghiền
4 thìa hỗn hợp khoai môn, hành tây, khoai tây, bông cải xanh và cá bơn |
Ngày 35 | 8 thìa cháo bánh mì 2 thìa cà rốt nghiền 2 thìa bông cải xanh nghiền |
Theo ý kiến từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - bác sĩ chuyên khoa 2, công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM: “Nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt, đặc, từ mịn đến thô, từ 1 nhóm đến nhiều món thực phẩm. Khi bé ăn dặm tốt, theo các chuyên gia hiện nay có xu hướng chuyển nhanh từ chế độ ăn bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm bớt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho bé!”
Dưới đây là những lưu ý mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm:
Bổ sung thêm một số lưu ý khi chế biến và nấu món ăn dặm cho bé 5 tháng:
Dưới đây là một số dụng cụ phụ huynh cần chuẩn bị sẵn trước khi tiến hành cho bé 5 tháng tập ăn dặm:
Mời bạn xem thêm: Phương pháp ăn dặm BLW
Vậy là bài viết đã cung cấp vô cùng chi tiết những thông tin xoay quanh thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Bài viết được tham khảo thông tin từ Viện Dinh Dưỡng và bác sĩ nhi hàng đầu. Hy vọng các bậc phụ huynh với những thông tin này có thể an tâm hơn khi bắt đầu cho bé nhà mình ăn dặm. Organica chúc gia đình bạn sức khỏe!