Tin tức

Bà bầu ăn Tết như thế nào để con khỏe, mẹ xinh?

20/01/2020

Bà bầu ăn Tết như thế nào để con khỏe, mẹ xinh?

Tết nguyên đán là kỳ nghỉ dài đi kèm các món ăn nhiều calo, dầu mỡ, chưa kể tình trạng thực phẩm bẩn bày bán tràn lan. Nếu không kiểm soát tốt nguồn thực phẩm, lượng thức ăn đưa vào cơ thể rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

 

1/ Chọn nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn

Tết đến, nhu cầu thực phẩm gia tăng, do đó khó tránh khỏi tình trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng len lỏi với hình thức tinh vi. Điều này thực sự đáng báo động đối với người tiêu dùng, đặc biệt là các đối tượng có sức đề kháng yếu như mẹ bầu. Chính vì vậy, dù ăn gì, trước hết mẹ cần tìm mua thực phẩm tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn.

Thay vì lựa chọn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, mẹ nên ưu tiên thực phẩm hữu cơ vì các nguyên nhân cơ bản sau:

  • An toàn: Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ hàng đầu thế giới, không sử dụng các hóa chất, phân bón, biến đổi gen… tuyệt đối an toàn cho người dùng.
  • Thực phẩm tươi sống được cấp đông sâu ngay lập tức sau khi chế biến, đảm bảo luôn tươi ngon và giữ được dinh dưỡng đến tay người dùng.
  • Hàm lượng dinh dưỡng vượt trội nhờ quy trình canh tác đúng chuẩn
  • Hương vị tươi ngon, thuần tự nhiên kích thích vị giác

 

 

2/ Những món mẹ bầu không nên ăn, hạn chế ăn vào dịp Tết

Tết là ngày hội của các món ăn và hầu hết chúng không thực sự lành mạnh vì chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất béo từ động vật. Do đó, mẹ có thể thưởng thức một ít bánh chưng, bánh mứt để có không khí Tết, không nên lạm dụng. Đặc biệt các món sau mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

  • Các món ăn sống, chưa chín như nem chua, thịt chua, tiết canh…
  • Thực phẩm xông khói, nướng bằng bếp than, gỗ có chứa chất độc hại không tốt cho thai nhi.
  • Rượu, bia, cà phê, nước uống có cồn, gas
  • Các món ngâm muối chua như đu đủ xanh, củ kiệu, dưa hành...
  • Thức ăn cay, nóng, chiên rán, đồ đóng hộp
  • Các loại hạt chứa phẩm màu như hạt dưa

 

3/ Gợi ý một số thực đơn dành cho bà bầu ngày Tết

Để vượt qua được cám dỗ của menu hấp dẫn trong ngày Tết, mẹ không nên “cạch mặt” mà thay vào đó hãy sử dụng chúng một cách khoa học. Đầu tiên mẹ cần đảm bảo mình không bỏ bữa vì các cuộc vui, luôn ăn đủ và đúng bữa để đảm bảo sức khỏe.

Tiếp đó nên ưu tiên rau xanh, trái cây, các loại hạt (yến mạch, các loại đậu...), các món ăn dễ tiêu. Mỗi ngày mẹ chỉ cần bổ sung 300-500 kcal là đủ. Mẹ có tham khảo một số thực đơn lành mạnh trong 5 ngày Tết sau.

 

Ngày 

Bữa sáng

(6h-7h)

Bữa phụ (9h-10h)

Bữa trưa 12h

Bữa phụ 14h

Bữa tối 18h-19h

1

Cháo yến mạch + chuối/trái cây sấy khô

Sinh tố bơ

Khoai tây hầm bò + bánh mì

Bánh gạo quinoa

Cơm gạo lứt +ức gà áp chảo + salad

2

Mì Ý bò sốt cà chua + trái cây tráng miệng (thanh long ruột đỏ)

Nước ép cam

Cơm gạo lứt + rau củ luộc chấm muối vừng + ức gà áp chảo

Chè đậu xanh

Miến gà + sữa uống trước khi đi ngủ

3

Yến mạch + hạt chia + sữa chua

Các loại hạt 

Cơm trắng + canh cua mồng tơi + mực luộc chấm mắm

Trái cây

Thịt bò viên sốt cà + súp cà chua

4

Súp cua + chuối tráng miệng

Trái cây sấy, các loại hạt

Cơm trắng + cá ngừ kho dứa + salad thịt bò

Cháo gà

Miến trộn rau củ quả

5

Phở bò gạo lứt

Ngô luộc

Cơm trắng + nghêu nấu bầu + thịt kho hột vịt

Bánh quy hạt chia

Cháo gà + 1 cốc sữa trước khi đi ngủ

 

 

4/ Thức ăn vặt lành mạnh cho mẹ bầu ngày Tết

Ngày Tết với vô vàn các món ăn vặt từ bánh mứt đến kẹo ngọt, nếu không kiểm soát tốt mẹ rất dễ ăn vô tội vạ mà không hề hay biết. Vậy nên, tốt nhất mẹ có thể chuẩn bị thức ăn vặt cho mình trước đó với các món lành mạnh, an toàn như các loại bánh yến mạch, quinoa, hạt chia, các loại trái cây sấy, các loại hạt, một số đậu nấu cháo, chè…, các loại bột rau câu đảm bảo chất lượng làm rau câu, khô gà tự làm, ô mai tự làm… Với bánh mứt mẹ vẫn có thể ăn nhưng nên ăn hạn chế.

 

5/ Tết, mẹ bầu nên uống gì?

Ngoài ăn, mẹ cũng cần chú ý trong vấn đề thức uống. Mẹ cần hạn chế các thức uống có cồn, gas, quá nhiều đường hóa học. Tốt nhất mẹ hãy chọn các sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành, các loại nước ép trái cây hữu cơ, một số loại trà thảo dược để thanh lọc cơ thể, tránh tình trạng mẹ bầu bị nóng trong nổi nhiều mụn.

Tết không có nghĩa là mẹ bầu phải ở nhà vì sợ đủ thứ. Mẹ hoàn toàn có thể ra ngoài gặp gỡ bạn bè, người thân để tâm trạng thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý trong việc di chuyển, trang phục, ăn uống và nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.