Tin tức

Chế độ ăn cho người đái tháo đường tăng cường đề kháng hiệu quả

28/10/2022

Chế độ ăn cho người đái tháo đường tăng cường đề kháng hiệu quả

Hiện nay, bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh rất dễ gặp. Một trong những yếu tố có tác động trực tiếp tới tình trạng bệnh này chính là chế độ ăn uống.

Hiện nay, bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh rất dễ gặp. Một trong những yếu tố có tác động trực tiếp tới tình trạng bệnh này chính là chế độ ăn uống. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đúng cách để kiểm soát lượng đường có trong máu thì người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy chế độ ăn cho người đái tháo đường như thế nào là hợp lý? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Organica để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Hiểu nhu cầu carbohydrate của cơ thể

Theo nữ chuyên gia về dinh dưỡng người Hoa Kỳ - Amy Gorin chia sẻ: “Thực tế không có 1 khẩu phần ăn nào có thể áp dụng được cho tất cả mọi người.” Tuy nhiên ngay sau đó, nữ chuyên gia đã đưa ra 1 ghi chú về bệnh nhân đái tháo đường đó là họ nên nhận được đủ lượng dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể là:

  • Khoảng 45% calo từ carbohydrate
  • Khoảng 55% calo còn lại từ protein, bao gồm:

+ Protein từ động vật: thịt nạc, các loại cá béo

+ Protein từ các thực vật: Các loại đậu và thực phẩm cung cấp loại chất béo có lợi cho tim, chẳng hạn như quả hạch, dầu đậu phộng, dầu ô liu…

Cũng theo Amy Gorin thì phụ nữ bị bệnh đái tháo đường sẽ cần 3 – 4 khẩu phần tương đương với khoảng 45 – 60g carbs cho 1 bữa ăn. Trong khi đó thì nam giới sẽ cần tới 60 – 75g carbs cho 1 bữa ăn tương đương với 4 – 5 khẩu phần. 

Mỗi khẩu phần ăn sẽ thường được tính là 15g carbohydrate và tương đương với khoảng 1/3 chén cơm gạo lứt hoặc 1/2 chén đậu đen.

 

Chế độ ăn cho người đái tháo đường cần tập trung nhóm dinh dưỡng nào?

Đối với những người bị bệnh đái tháo đường, việc cần làm đó chính là cần tăng sức đề kháng cho cơ thể có thể chống lại được những bệnh như nhiễm khuẩn thường gặp. Thêm vào đó, ngoài việc tiến hành tiêu thị những loại rau không có chứa carbs, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nguyên vỏ hay thịt nạc, cá…, thì người bị đái tháo đường cần tập trung vào những nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Tiêu thụ những thực phẩm như: cá (cá hồi, cá thu và cá mòi), hạt của quả óc chó, hạt chia và rau xanh. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm huyết áp, đồng thời ngăn ngừa, kiểm soát được các bệnh liên quan tới tim mạch và rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Nhóm thực phẩm lên men: Chẳng hạn như sữa chua, dưa cải bắp, trà thủy sâm… Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể có thể chống lại được sự tấn công của vi khuẩn gây hại đến từ bên ngoài cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin E: Bạn có thể nạp vào cơ thể lượng vitamin E có trong các thực phẩm như quả bơ, trong dầu oliu hay hạt hướng dương. Chúng có khả năng tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là vitamin rất cần thiết cho con người, chúng có nhiều trong: trái cây (dứa, cam, bưởi,...), rau củ quả (cải Brussels, tỏi,...). Vitamin C giúp giúp cơ thể có thể chống lại được sự tấn công từ các vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Dầu oliu: Đây là loại dầu rất tốt cho tim mạch nên những người bị đái tháo đường đừng bỏ qua sản phẩm này nhé! Nó có thể giúp bạn giảm được tối đa nguy cơ gặp phải những vấn đề về tim mạch.
  • Một số các loại gia vị: Với những gia vị quen thuộc như: gừng, nghệ, quế hay thì là,... bạn có thể sử dụng trong thực đơn ăn uống bởi nó giúp chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Đồng thời, nó cũng có tác dụng trong việc phòng chống bệnh đái tháo đường cùng các biến chứng có liên quan.

Không chỉ áp dụng chế độ ăn uống đúng cách, bạn cũng cần chú trọng tới phương pháp nấu nướng. Bởi trên thực tế, cách thức nấu nướng có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn trong các món ăn. Chẳng hạn như:

  • Với những món ăn thường chiên, rán, bạn có thể nướng hoặc áp chảo để giảm chất béo.
  • Với chế biến các loại rau củ, hãy áp dụng các phương pháp, chẳng hạn như luộc, hấp hay trộn để thay thế cho các món xào.

Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị, có thể dùng sữa chế biến chuyên biệt cho những người bị đái tháo đường dùng trong các bữa phụ để có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn hãy ưu tiên việc lựa chọn sữa đã có bổ sung đầy đủ các loại vitamin (A, C, D, E) và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời cũng cần bổ sung hỗn hợp axit đặc chế rất giàu axit béo không bão hòa đơn và cả axit béo không bão hòa đa, được nối đôi PUFA rất tốt cho tim mạch.

>> Tham Khảo : 10 thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, ngừa dịch bệnh

Các thực phẩm người bị đái tháo đường cần hạn chế, loại bỏ

Dưới đây là những thực phẩm mà những người mắc bệnh đái tháo đường cần cắt giảm hoặc hạn chế tiêu thụ tối đa. Chúng chính là những thực phẩm có xu hướng tăng cân hoặc làm cho chỉ số đường huyết cao. Chính bởi việc tiêu thụ của các thực phẩm này sẽ có thể góp phần gia tăng cả lượng đường trong máu.

Người mắc bệnh đái tháo đường cần tránh tiêu thụ các đồ ăn vặt, chẳng hạn như: các món chiên như: khoai lang chiên, khoai tây chiên, hay bánh su, pizza…. Trong những thực phẩm này có chứa nhiều carbohydrate, muối, các chất béo bão hòa… nên rất không tốt cho sức khỏe.

Thứ tiếp theo bạn nên tránh tiêu thụ đó chính là các loại bánh ngọt bởi chúng giàu calo nhưng thiếu dưỡng chất. Thay vào đó, bạn có thể tiến hành nhấm nháp dưa leo hay yaourt không đường… để vừa có thể thỏa mãn cơn thèm ăn vừa đảm bảo không gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một thứ không thể thiếu nữa đó là nước ngọt, nước ép trái cây và soda có đường. Trong 1 nghiên cứu đã được công bố vào năm 2014 chỉ ra rằng việc những người không bị mắc bệnh đái tháo đường nhưng sử dụng soda dành cho những người ăn kiêng sẽ dễ dẫn đến tăng cân. Vậy nên lựa chọn tốt nhất cho người bị tiểu đường chính là nước lọc.

Những lưu ý khác giúp người bệnh đái tháo đường bảo vệ sức khỏe hiệu quả

Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh chứa carb giải phóng chậm

Thực hiện chế độ ăn uống chủ yếu tập trung vào các thực phẩm có chứa carbs dạng giải phóng chậm sẽ có thể giúp cho người bệnh duy trì được mức đường huyết cũng như năng lượng ổn định. Bên cạnh đó, chính nhờ chế độ ăn này đã mang đến nhiều lợi ích cho người mắc tiểu đường xử lý tốt những vấn đề sau:

  • Quản lý tốt cân nặng: Chính nhờ việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa carbs giải phóng chậm nên đã giúp làm giảm cảm giác đói vặt và tăng khả năng chuyển hóa chất béo.
  • Sức khỏe tim mạch được ổn định: Các thực phẩm giúp cải thiện được lưu lượng máu lưu thông do đã tăng được độ đàn hồi của các mạch máu.
  • Nồng độ cholesterol vừa đủ: Nạp vào cơ thể thực phẩm nhiều chất xơ và thực phẩm carbs giải phóng chậm sẽ giúp giảm được mức lipoprotein ở tỷ trọng thấp (LDL) và cholesterol xấu.
  • Hiệu suất nhận thức cao: Carbs giải phóng chậm sẽ giúp duy trì được mức năng lượng, gia tăng sự tỉnh táo và nhờ đó, hiệu suất nhận thức trở nên tốt hơn.

Bạn có thể thử kết hợp những loại thực phẩm có chứa carbs giải phóng chậm, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, quả chuối, gạo lứt hay khoai lang,... cùng với sữa hạt không có đường, các loại hạt hay 1 vài trái cây thích hợp. Sự kết hợp tuyệt vời này sẽ giúp củng cố được sức mạnh của hệ miễn dịch.

Hạn chế mua thức ăn sẵn và thực hiện biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc ưu tiên chính là tiêu thụ thức ăn được nấu ngay tại nhà. Bởi điều này sẽ giúp người bị tiểu đường có thể kiểm soát được lượng thức ăn cũng như các thành phần trong đó. Hãy giảm thiểu tối đa việc đặt đồ ăn ngoài bởi nó thực sự không ổn.

Trong trường hợp thực sự phải đặt, hãy vệ sinh tay kỹ lưỡng sau khi nhận hàng, lấy thức ăn để ra tô chén sạch và tiến hành hâm nóng trước khi ăn. Không thể phủ nhận việc nấu lại các thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ có thể giúp tiêu diệt được các mầm bệnh.

Một lưu ý nhỏ khi đặt mua các thức ăn đã được chế biến sẵn, bạn nên ưu tiên:

  • Lựa chọn các món ăn có nhiều rau.
  • Lượng ngũ cốc nguyên hạt trong các món ăn cần có tỷ lệ vừa phải so với loại đã qua chế biến.
  • Lựa chọn các món có cung cấp protein từ thịt nạc, thịt gia cầm đã bỏ da, phi lê cá, hay đậu phụ. Cần tránh tối đa việc chọn những món có thịt đỏ.
  • Xem xét việc giảm lượng nước sốt (nếu có) bởi vì chúng có thể sẽ chứa nhiều muối và calo.

Vận động, rèn luyện thể chất đầy đủ

Đối với những người bị đái tháo đường, việc duy trì vận động thể chất với thời lượng ít nhất 150 phút/tuần là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, các buổi tập nên được chia đều cho các ngày trong tuần. Hoạt động thể chất sẽ không chỉ giúp làm cho tăng độ nhạy của insulin trong quá trình chuyển hóa glucose, mà còn giúp kiểm soát được bệnh đái tháo đường và tăng cường sức khỏe. Một lời khuyên dành cho những người bị đái tháo đường chính là sau khi đã thưởng thức bữa ăn, hãy vận động thể chất điều độ ở mức độ nhẹ.

Bạn có thể xem xét và lựa chọn các hình thức tập thể dục như: tập yoga, đi bộ hay tập đạp xe tại chỗ một cách nhẹ nhàng. Thậm chí có nhiều người còn lựa chọn cách thức dọn dẹp nhà cửa thay thế vận động nữa… Tuy nhiên, để tránh tối đa rủi ro, hãy trao đổi với bác sĩ trực tiếp điều trị trước khi bắt đầu vận động nhé!

Trên đây chính là những chia sẻ từ Organica về chế độ ăn cho người đái tháo đường cực kỳ hữu ích và cần thiết. Hi vọng với những chia sẻ này, khách hàng có thể chăm sóc được người thân tốt hơn, điều độ hơn. Người bệnh cũng sẽ tăng cường sức khoẻ và nhanh chóng lấy lại được sức khoẻ tốt hơn. Hiện Organica đang phân phối các sản phẩm hữu cơ tốt nhất cho sức khỏe của mọi người. Ghé gian hàng để lựa chọn sản phẩm ưng ý cho mình và gia đình. Theo dõi Organica để nhận những chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày nhé!