Tin tức

HẠT CHIA- LOẠI HẠT NHỎ NHƯNG CÓ “VÕ”

25/06/2019

HẠT CHIA- LOẠI HẠT NHỎ NHƯNG CÓ “VÕ”

Hạt chia là một trong tứ đại ngũ cốc (bắp, lúa mạch, diêm mạch và hạt chia) của người Maya, chữ Chia trong tiếng Maya có nghĩa là sức mạnh bởi vì hạt chia organic mang trong mình nguồn dinh dưỡng dồi dào, có khả năng cung cấp năng lượng cho người dùng giúp họ tăng hiệu suất vận động, duy trì thể lực.

 

  1. HẠT CHIA LÀ GÌ

Hạt chia là một trong tứ đại ngũ cốc (bắp, lúa mạch, diêm mạch và hạt chia) của người Maya, chữ Chia trong tiếng Maya có nghĩa là sức mạnh bởi vì hạt chia organic mang trong mình nguồn dinh dưỡng dồi dào, có khả năng cung cấp năng lượng cho người dùng giúp họ tăng hiệu suất vận động, duy trì thể lực. Cây chia được trồng nhiều nhất và cho ra chất lượng hạt chia hoàn hảo nhất là ở Mỹ và Úc. Bởi vì ở 2 nước đó hội tụ đầy đủ các điều kiện (khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, ánh sáng và nguồn nước) giúp cho sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trong hạt chia có chứa hàm lượng axit béo omega-3 khá cao, giúp tăng HDL cholesterol giúp bảo vệ và chống lại các bệnh tim mạch và đột quỵ. Bên cạnh đó, hạt chia còn chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, magiê, kẽm, sắt, canxi và các chất xơ quan trọng trong cơ thể.

 

  1. CÔNG DỤNG

Hạt Chia tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em

Trong hạt chia có chứa những dưỡng chất mà phụ nữ mang thai cần phải cung cấp hàng ngày là omega 3, sắt, canxi, phốt pho, magie, vitamin A. Hơn nữa, trong hạt chia có chứa chất folat đây là yếu tố quan trọng giúp hệ thần kinh và não bộ của thai nhi phát triển ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sử dụng hạt chia cho bà bầu không những giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn giúp mẹ lợi sữa sau sinh.

Hạt Chia tốt cho hệ tim mạch

hạt chia có chứa 20% lượng omega 3, đây là loại acid béo cần thiết cho hệ tim mạch, omega 3 có chức năng giảm lượng cholesterol, duy trì chức năng hoạt động của tim mạch, đồng thời công dụng của hạt chia còn ngăn cản quá trình đông máu, phòng trường hợp xơ vữa thành động mạch và đột quỵ. Ngoài ra còn một số khoáng chất quan trọng như calcium, boron và nhiều loại hóa chất gọi là “long-chain triglycerides” chống lại bệnh đau tim nhờ bảo vệ các thành mạch máu.

Hạt Chia tốt cho hệ tiêu hóa

Với hạt chia tự nhiên có chứa 37% chất xơ, trong đó có 80% là chất xơ không hòa tan và 20% hòa tan giúp chức năng hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Do có nhiều chất xơ nên nó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ đồng thời hệ thống tiêu hóa cũng được lọc sạch các chất độc hại, tẩy bớt cholesterol dính ở thành ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về ruột.

Hạt chia giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hạt chia khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành một lớp gel mềm và khi vào trong cơ thể, lớp gel này sẽ giúp bao tử thấm chậm và đều hơn, làm giảm trị số  Glycemic Index.

Thành phần chất xơ cao chính là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2, giúp làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Chế độ ăn nhiều chất xơ không chỉ ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp việc điều trị bệnh được dễ dàng hơn.

Hạt chia chống loãng xương hiệu quả

Lý do loãng xương là do lượng hormon estrogen ít đi dẫn đến việc điều tiết lượng canxi trong máu bị mất cân bằng, do vậy cần bổ sung lượng canxi một cách hiệu quả. Và trong hạt chia có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng giúp đẩy xương khỏe mạnh như: canxi, phốt pho, magie, kẽm… nên hạt chia rất tốt để giúp bạn cải thiện quá trình lão hóa của xương nhanh chóng. Hạt chia có thể được coi là một nguồn tuyệt vời của canxi đối với những người không uống sữa tươi, vì trong hạt chia có hàm lượng canxi cực cao, cao hơn so với hầu hết các sản phẩm sữa.

Hạt chia hỗ trợ giảm cân

Khả năng hấp thụ nước của hạt chia gấp 16 lần so với trọng lượng vốn có của nó, nên khi chúng ta uống cốc nước hạt chia thì thường có cảm giác no lâu cũng như giúp cơ thể hấp thụ ít lượng calo hơn. Sử dụng 1 ly hạt chia trước bữa ăn giúp bạn không bị tích trữ lượng mỡ thừa, phòng chống béo phì hiệu quả.

 

3. LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG HẠT CHIA PHÙ HỢP:

Cách sử dụng hat chia tùy thuộc vào từng đối tượng (bà bầu, trẻ em, vận động viên,…) cũng như mục đích sử dụng (bổ sung sữa, giúp thai nhi tăng cường DHA và chắc xương, hỗ trợ tiêu hóa,) mà sẽ có liều lượng hợp lý khi sử dụng. Sau đây là liều lượng mà viện dinh dưỡng Mỹ khuyên dùng:

Đối với trẻ em:

Hạt chia- một hạt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ em, nếu sử dụng khoảng 10 gram hạt chia mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng Omega-3.6.9 cần thiết cho bé yêu của bạn.

Cho người lớn:

15 gram/ ngày sẽ cung cấp thêm Omega-3, cân bằng lượng Omega-6 (tác dụng tương tự như khi bạn sử dụng cá hồi, nhưng an toàn và đơn giản hơn vì hạt chia là loại hạt tự nhiên, không phun hóa chất)

Cho phụ nữ mang thai:

20 gram/ ngày, mỗi lần dùng 10 gram là liều lượng khuyên dùng để chống lại chứng táo bón thường thấy ở giai đoạn thai kỳ. Đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất cho bé yêu của bạn.

Vận động viên (Gym, bơi lội, chạy bộ,…):

25-30gram/ ngày là liều lượng khuyên dùng cho các vận động viên.

Lưu ý: Bạn cũng nên lưu ý là hạt chia tạo cảm giác no, nên với người sử dụng hạt chia giảm cân thì ăn trước bữa ăn. Còn với người tăng cân/ trẻ em/ vận động viên thì dùng sau bữa ăn. Hạt chia không có mùi vị gì, nên có thể trộn hạt chia vào các loại nước uống, đồ ăn mà không làm thay đổi hương vị.

 

  1. CÁCH DÙNG

Hạt chia có thể dùng để ăn hoặc uống. Các cách chế biến hạt chia phổ biến có thể kể đến như sau:

Uống hạt Chia

Hạt chia nước

Rất đơn giản, chỉ cần cho 1 muỗng hạt chia vào 1 ly nước và khuấy đều từ 30 đến 60 giây. Hạt chia hấp thu nước và mềm ra, lúc này bạn có thể uống. Làm tương tự như thế này với bất kỳ loại nước trái cây đóng sẵn hoặc nước trái cây ép.

 

Trái cây hạt chia

Rất đơn giản chỉ cần cho hạt chia vào trong nước trái cây bạn thích như bơ, hoặc cà rốt,… sau đó làm lạnh trong vòng 20 phút trong tủ lạnh hoặc các bạn có thể sử dụng đá lạnh để dùng ngay. Ngon tuyệt vời với các món nước uống chế biến từ hạt chia này.

Sinh tố trộn hạt chia

Các bạn có thể mua sinh tố bất kỳ, hoặc tự tay làm cho mình một ly sinh tố theo sở thích. Sau đó hãy cho 1-2 muỗng  cà phê hạt chia vào (tùy theo sở thích mà cho nhiều hay ít). Trộn đều với đá xay để có ly sinh tố ngon miệng.

Cà phê hạt chia

Cách sử dụng hạt chia này rất phổ biến, đây là món thức uống được nhiều người ưa chuộng. Hãy đổi vị cà phê sáng của bạn bằng cách pha thêm vào tách cà phê thường ngày với 1 muỗng hạt chia. Một cảm giác lạ miệng, nhưng không hề mất chất cà phê đâu nhé!

Yaourt – nước quả hạt chia

Chuẩn bị khoảng 80ml nước ép hoa quả (táo, lựu, xoài, cam, mơ…) tùy thích + 1 muỗng súp hạt chia rồi chờ 15 phút để tạo gel. Hãy trộn đều nước gel hạt chia vào một hũ yaourt trắng, đảm bảo sẽ rất ngon miệng đấy. Các mẹ nên làm món ăn ngon miệng và bổ dưỡng này cho bé nhà mình.

Để tiện hơn bạn cũng có thể làm gel hạt chia để sẵn trong tủ lạnh, mỗi lần dùng xúc 2 muỗng trộn vào kem, váng sữa, yaourt…, rất là ngon mà không phải chờ đợi gì cả.

Hỗn hộp nước chanh hạt chia vừa ngon vừa giảm cân

Chuẩn bị: 1 chén nước nhỏ, hạt chia, 1 trái chanh và đường.

Cho 1 muỗng canh hạt chia vào chén nước rồi dùng muỗng khuấy nhẹ nhàng để các hạt không dính lại với nhau. Để yên trong vòng 10 phút rồi cho thêm 2 muỗng cà phê nước chanh tươi và 2 thìa cà phê đường, trộn đều và thưởng thức. Đây là cách sử dụng hạt chia được chị em ưu ái trong việc làm đẹp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

 

 

Ăn hạt Chia

Bánh quy hạt chia

Bạn còn có thể làm bánh bằng hạt chia bằng cách trộn chia vào bột và làm bánh pancake, waffle hay tùy thích. Vì hạt chia có vị trung tính nên không lấn át mùi của các nguyên liệu khác.

 

Thịt bò nướng hạt chia

Cách sử dụng hạt chia trong món thịt bò nướng vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Trong quá trình ướp thịt bạn hãy cho một ít hạt chia vào, tùy số lượng thịt mà cho lượng hạt chia vừa đủ.

Trứng chiên hạt chia

Thưởng thức món ăn từ trứng chiên hạt chia ngay theo công thức: Trứng + chút rau hẹ hoặc bina thái nhuyễn + 2 muỗng hạt chia đánh tan đều rồi đem chiên.

Súp hạt chia và Salad hạt chia

Món súp hạt chia:  Cho 2-3 muỗng hạt chia vào các loại súp vừa nấu rồi thưởng thức.

Món Salad hạt chia: Trộn 2-3 muỗng hạt chia vào món salad và đảo đều để có món ngon, lạ miệng.