Tin tức

28 Thực phẩm ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả nên ăn nhiều hàng ngày.

23/08/2018

28 Thực phẩm ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả nên ăn nhiều hàng ngày.

Tác dụng và cách sử dụng 28 thực phẩm có tác dụng chống ung thư cực hiệu quả. Giúp bảo vệ sức khỏe người thân và có thêm lựa chọn thực đơn cho bữa cơm gia đình hàng ngày.

Bệnh ưng thư hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư là do thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Hậu quả của bệnh ung thư chắc ai cũng biết nó nghiệm trọng như thế nào đến người bệnh và gia đình người bệnh.

Vì vậy ăn làm sao, ăn như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp bản thân ngăn ngừa được căn bệnh hiểm ác này, đó là câu hỏi của hầu hết các bà nội trợ hiện nay.

Hiểu được nỗi lo đó, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 28 loại thực phẩm không những ngon miệng mà còn có khả năng ngăn ngừa ung thư khá cao để các bạn có thêm lựa chọn cho bữa cơm gia đình hằng ngày của mình.

1. Nấm hương

 - Công dụng đối với bệnh ung thư:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nấm hương chứa nhiều đạm, giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được) sau khi ăn vào cơ thể sẽ sản sinh ra chất có tác dụng chống lại ung thư.

Ngoài ra, các thành phần đường trong nấm hương còn có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chống lại ung thư trong đó có đường glucose có tác dụng chống ung thử rõ rệt nhất.

- Cách dùng:

Hiện nay có nhiều cách chế biến nấm hương nhưng tốt nhất là sử dụng phương pháp chưng cách thủy để bảo toàn dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng các tai nấm lớn vì có khả năng nhiễm các chất kích thích

2. Củ cải trắng

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C phong phú giúp ngăn chặn tế bào ung thư.

Bên cạnh đó enzyme có trong củ cải trắng có tác dụng phân giải và phá hủy các tế bào ung thư. Cuối cùng những chất xơ trong củ cải có thể tăng cường hoạt động của các tế bào xâm thực tế bào ung thư

- Cách dùng:

 Nhai sống củ cải trắng là một cách ăn khoa học bởi vì những enzyme có trông củ cải không chịu được nhiệt, quá 70 độ C sẽ bị phân hủy. Nếu nấu chính thì những chất xelulo và xơ trong củ cải trắng dễ bị mất đi.

3. Củ Tỏi

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Tỏi có tác dụng chế ngự và ngăn ngừa các tế bào ung thư trong cơ thể. Các nguyên tố selen, germanium trong tổi có khả năng kích hoạt các tế bào xâm thực tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh hữu hiệu

- Cách dùng :

Để phòng ngừa và điều trị những bệnh cảm nhiễm cần ăn tỏi sống vì tính chất cay trong tỏi sau khi gặp nhiệt sẽ dễ bị phân hủy, như thế tác dụng diệt khuẩn của nó sẽ giảm mất.

4. Măng Tươi

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Măng có chứa hà lượng xenlulo cao, giúp ruột co bóp tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu trừ tích thực, phòng táo báo; do đó măng có thể giúp chúng ta phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa rất tốt.

- Cách dùng :

Măng có thể hầm, xào, kho, muối chua. Muốn bảo quản cho măng tươi ngon, thì sau khi rửa sạch, sơ chế sau đó sát khuẩn ở nhiệt độ cao rồi giữ kín trong lọ.

5. Rau Bắp cải

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Vitamin C trong bắp cải nhiều gấp 3 lần trong cà chua, ngoài ra nó còn có chứa vitamin e và caroten, chất sơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác; các chất này đều có tác dụng với việc phòng chóng bệnh ung thư

- Cách dùng:

Bắp cải có thể dùng bằng nhiều cách ăn sống, luộc chiên xào tùy theo sở thích của người dùng. Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.

6.  Bí đao

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Bí đao có khẳ năng giúp cơ thể sản sinh các tế bào chống ung thư, nên có hiệu quả phòng và kháng bệnh ưng thư nhất định

- Cách dùng :

Bí đao thường được dùng để rửa mặt vì hàm lượng magie có trong bí đao giúp tinh thần sảng khoái. Khi nấu bí đao và sườn, không nên gọt bỏ vỏ, bởi vì vỏ bí đao có tác dụng tiêu phù lợi tiểu tốt nhất

7. Giá đỗ

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Giá đổ là một loại rau chống ung thư hữu hiệu, không chỉ vì nó giàu dinh dưỡng, vitamin C, caroten có tác dụng chống ung thư mà quan trọng hơn là giá đỗ chứa một loại enzyme có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư trong cơ thể.

Đồng thời, chất diệp lục và xenlulo trong nó cũng có thể phòng và điều trị ung thư đại tràng và một số bệnh ung thư khác.

- Cách dùng:

Để loại bỏ giá đỗ bẩn ra khỏi bữa ăn, bà nội trợ cần chú ý không chọn loại giá quá mập, trắng ngần, không có rễ.

Hãy chọn loại giá thân gầy, dài màu không quá trắng và nhất là phải có rễ dài, đó chính là giá đỗ không bị ủ hóa chất. khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Tránh dùng khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

8. Củ Cà rốt

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Cà rốt chứa caroten, sau khi caroten đi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

Vitamin A có tác dụng duy trì công năng và kết cấu bình thường của tổ chức thượng bì, làm cho chất gây ung thư khó xâm phạm vào được và tăng cường hệ thống miễn dịch, điều động khả năng kháng bệnh ung thư, đồng thời đảo thải các chất gây ung thư.

- Cách dùng:

Caroten trong cà rốt dễ bị oxy hóa, vì thế khi nấu nên dùng nồi áp suất để có thể giảm thiểu sự tiếp xúc giữa cà rốt và không khí, tỷ lệ bòa quản chất caroten trong cà rốt sẽ đạt 97%.

Nước ép cà rốt là một loại thức uống là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn giữ hết các chất dinh dưỡng trong cà rốt nhưng ngại nấu nướng

9. Rau cần

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Hàm lượng Vitamin C trong rau cần có thể ngăn chặn sự hình thành các chất gây ung thư, đồng thời chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể

- Cách dùng:

Lá cần có giá trị dinh dưỡng cao hơn cọng gấp mấy lần, ép lá cần lấy nước uống còn có tác dụng giảm hưng phấn thần kinh.

10. Hành tây

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Hành tây chứa nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen; có tác dụng kháng oxy hóa, tiêu diệt tế bào gây ung thư

- Cách dùng:

Sau khi sơ chế (xắt múi cau hoặc xắt lát) nên chế biến luôn vì để hành tiếp xúc với không khí lâu dễ khiến nó bị ô xi hóa, gây vị đắng.

Để giảm bớt vị hăng của hành trong các món salad, sau khi xắt lát bạn ngâm chúng vào tô nước lạnh (nước đá) trong khoảng 30 phút rồi mang ra sử dụng.

11. Táo đỏ

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Các chất dinh dưỡng và men enzyme trong táo kết hợp với nhau có tác dụng chế ngự và tiêu diệt sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể, từ đó giúp phòng chống bệnh thư.

- Cách dùng:

Sau khi cắt hoặc gọt vỏ, nên bỏ táo vào trong nước muối pha loãng hoặc thêm ít nước chanh vào để chống bị thâm.

Chất vitamin và nhựa chủ yếu trong vỏ và lớp gần vỏ táo, do đó chỉ cần rửa sạch là có thể ăn, tốt nhất không nên gọt vỏ.

12. Bông cải xanh

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Trong bông cải xanh có chất hóa học giúp tiêu diệt các tế bào gây ung thư trong cơ thể.

Hàm lượng vitamin C trong bông cải có thể ngăn chặn sự hình thành nhân tố gây bệnh trong dạ dày, tăng sức đề kháng, chống bệnh ung thư.

- Cách dùng:

Bông cải chứa nhiều carotene và vitamin C, thường xuyên dùng có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày, cách dùng tốt nhất là nhai kỹ sau khi nấu sơ.

Hấp bông cải cũng là một cách để giữ lại chất chống oxy hóa trong bông cải, còn dùng lò vi song chất chống oxy hóa dường như bị mất hết.

13. Cà chua

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Những dưỡng chất và tinh chất trong cà chua có thể kích thích kháng thể tiêu diệt những tế bào gây bệnh ung thư

- Cách dùng:

Cà chua có thể rửa sạch rồi ăn sống trực tiếp, có thể chế biến các món canh, trộng giấm ..v..v.. tùy ý. Tuy nhiên tuyệt đối không ăn những quả cà chưa chưa chin (quả xanh) vì nó chứa nhiều độc tố

14. Cà tím

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Cà rửa sạch, cắt vỏ và ngâm trong nước muối 15 phút sau đó dùng tay vắt cho ra hết nước đen, khi xào không nên thêm nước, xào cho chin mềm, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn

- Cách dùng:

Cà tím giàu dinh dưỡng, có chứa một số chất hữu cơ có tác dụng phòng chống bệnh ung thư

15. Rau cải bó xôi

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Cải bó xôi giàu vitamin C,A, có thể phòng ngừa khả năng hình thành các acid gây ung thư, chế ngự sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời giúp các tế bào bị bệnh hoạt động bình thường.

- Cách dùng:

Cải bó xôi vị hơi đắng. Nếu muốn hết vị này khi nấu có hai cách, một là xào nhanh trong lửa lớn cho đến khi rau chin là bắc xuống.

Hai là nhúng qua nước xôi, vớt ra cho vào nước lạnh, sau đó xào trong lửa lớn đến khi chin, vị đắng sẽ không còn nữa.

16. Khổ qua

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Thành phần chất anbumin và hàm lượng vitamin C dồi dào trong khổ qua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư; trong hạt khổ qua có chất chế ngự sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn hình thành ác tính.

- Cách dùng:

Những người không thích vị đắng, có thể cắt khổ qua thành lát rồi cho vào nước, như thế khi xào khổ qua sẽ không còn đắng nữa.

17. Dưa chuột

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Dưa chuột chứa nhiều xenlulo, có tác dụng bài tiết tích cực đối với thwusc ăn thối rữa trong ruột, có lợi trong việc phòng và trị ung thư dạ dày.

Ngoài ra thực nghiệm cho thấy, caroten và vitamin C trong dựa chuột còn có tác dụng kháng bệnh ung thư và giảm độc tính.

18. Củ mài

Củ mài chứa nhiều anbumin và hơn 19 loại acid amin, ngoài ra còn có nhiều ý tố vi lượng như kẽm, magiê và iốt… giá trị dinh dưỡng rất cao.

Đặc biệt, củ mài có tác dụng tăng cường tế bào limpo T, chế ngự tế bào ung thư phát triển, là liều thuốc tốt đề phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư

19. Rau diếp tàu

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Diếp tàu có tác dụng phân giải chất gây ung thư trong cơ thể, từ đó ngăn chặn được sự hình thành tế bào ung thư, đặc biệt có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư gan, dạ dày, đại tràng…

20. Dâu tây

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Dâu tây chứa nhiều thành phần bảo vệ các tổ chức cơ thể không bị xâm hại bởi các chất gây ung thư. Ngoài ra, lượng vitamin C phong phú trong dâu tây có thể phòng ngừa sự phát triển của tế bào gây ung thư trong cơ thể, biến “tế bào ung thư” thành tế bào bình thường.

- Cách dùng:

Dâu tây tươi chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng – bao gồm chất xơ, kali và vitamin C – và rất ít đường tự nhiên nên có chúng ta có thể ăn sống sau khi rửa sạch hoặc dùng làm nước ép, sinh tố thì tuyệt ngon.

21. Rong biển

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Đông y cho rằng, rong biển có tác dụng hóa viêm, tán kết, là loại thuốc chữa ung thư thường dùng.

- Cách dùng:

Việc đun quá lâu trên bếp không hề làm bớt đi mùi tanh của rong biển như nhiều người vẫn nghĩ. Khi đun quá lâu, rong biển sẽ dai hoặc nhừ, mất ngon.

Hơn nữa, khi nấu quá lâu, hàm lượng dinh dưỡng trong chúng sẽ bị mất đi rất nhiều. Vì vậy, cách tốt nhất là cho vào lúc nước sôi hoặc chảo nóng, rong biển vừa chín tới, rất ngon mà dinh dưỡng lại cao hơn.

22. Măng tây xanh

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Măng tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng chống ung thư, đặc biệt là vitamin A và C rất cao, ngoài ra nó còn chứa nhiều anbumin, có thể khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư, hạn chế sự di căn.

- Cách dùng:

Măng tây có thể xào, hấp, trộn, nấu canh, nhưng không được ăn sống vì sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy. Khi chế biến tốt nhất nên dùng nồi inox nấu với lửa nhỏ, vừa đảm bảo măng tây mềm ngọt, không đổi màu, vừa giứ nguyên vitamin B1 và C

23. Quả óc chó

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh, óc chó là loại hạt có hàm lượng chất chống oxy hóa nhiều nhất so với các loại thực phẩm khác, chất này có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể,  phòng chống ung thư, bệnh tim, và lão hóa sớm.

- Cách dùng :

Dùng kìm kẹp quả óc chó, sau đó ăn phần nhân, phần vẩy ở giữa bỏ, có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu, dùng với sữa tươi, ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn, sẽ có vị thơm và bùi hơn.

Quả óc chó có hạn sử dụng trong 01 năm nhưng sử dụng tốt nhất trong vòng 2-3 tháng sau khi mở túi.

24. Nho

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Nho là một trong những loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.

Đó là do chất resveratrol trong nho giúp giảm cân, ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào bất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư trong đó có ung thư vú.

- Cách dùng :

Nho có thể ăn sống sau khi rửa sạch, có thể làm sinh tố, nước ép hoặc rượu nho. Tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người mà có thể ăn nho theo nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên cần chú ý một số điều sau :Rượu vang nho tuy có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên dùng vừa đủ, không nên lạm dụng uống quá nhiều.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng rượu vang đỏ. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn quá 50g/ngày trái nho chín, và không ăn nhiều cùng 1 lúc.

25. Quả gấc

- Công dụng đối với bệnh ung thư :

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần.

Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

- Cách dùng :

Gấc được dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như chè gấc, xôi gấc, gấc hấp đường, dầu gấc…

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng gấc làm thực phẩm cũng có một số lưu ý thận trọng. Vì gấc là loại quả giàu tiền chất vitamin A, cần lưu ý không lạm dụng quá nhiều, không dùng chung với các thực phẩm giàu beta-caroten khác như cà chua, bí đỏ, cà rốt… dễ dẫn đến thừa chất này trong một thời gian dài gây vàng da, vàng mắt, nặng hơn là gây ngộ độc gan, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

26. Táo tàu

- Công dụng đối với bệnh ung thư:

Táo tàu có thể nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, chế ngự tế bào ung thư phát triển. Các nghiên cứu về dược lý cho thấy, tào tàu có khả năng thúc đẩy hình thành bạch cầu, giảm men gan, lọc máu, tăng lượng bạch cầu.

Trong táo tàu có chất chế ngự các tế bào ung thư gan, có khả năng chuyển hóa tế bào ung thư thành tế bào bình thường.

Bên cạnh đó, chất anbumin trong táo tàu đi thẳng vào gan tạng, giúp bảo vệ gan, giảm tác hại của các loại thuốc khác. Photo trong táo tàu có thể làm giãn mạch máu, tăng co bóp tim, có lợi cho tim mạch. Ngoài ra, táo tàu cũng chứa rất nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể đào thải sỏi mật hiệu quả.

- Cách dùng:

Trẻ con và những người cơ thể yếu, tì vị hư trướng không nên ăn táo tàu. Những người tiêu hóa không tốt hoặc đau răng cũng không nên ăn. Đặc biệt, không nên dùng táo tàu chung với hành, đu đủ, củ cải, hay nội tạng động vật. Nên dùng chung táo tàu với những loại thuốc làm mạnh dạ dày.

27. Kiwi

- Công dụng đối với bệnh ung thư:

Quả kiwi giàu các loại đường, anbumin, vitamin B1, C, caroten, canxi, photpho, sắt, natri, kali, magie, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy quả kiwi có thể ngăn ngừa chất gây bệnh ung thư, hiệu quả ngăn ngừa lên đến 98%.

Bên cạnh khả năng ngăn chặn ung thư phát triển thì quả kiwi chín còn có khả năng ngăn chặn sự kết tụ anbumin. Hàm lượng vitamin C phong phú trong kiwi có tác dụng tăng cường cơ tim, tính đàn hồi của các vách ngăn mạch máu, đồng thời đẩy men gan chuyển hóa thành mật, giảm mỡ máu nên rất tốt trong việc tăng cường chức năng cho nội tạng.

- Cách dùng:

Quả kiwi có tính hàn lạnh, nên những người tì vị yếu không nên ăn quá nhiều, sẽ dẫn đến đầy bụng, đau bụng. Đặc biệt, khi dùng kiwi bạn cũng không nên dùng với sữa hoặc các chế phẩm của sữa, bởi hàm lượng vitamin C trong kiwi sẽ khiến cho anbumin trong sữa bị vón lại, gây khó khăn tỏng quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến trường hợp đau bụng, tiêu chảy.

28. Khoai lang

- Công dụng đối với bệnh ung thư:
Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, trong khoai lang giàu anbumin, các vitamin A, C, E, B và hơn 10 nguyên tố vi lượng như Kali, Sắt, Đồng, Selen, Canxi, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, trong số đó có DHEA – một loại hợp chất có hiệu quả cao trong phòng chống ung thư vú và ung thư đại tràng.

Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ cao, khoai lang còn giúp kích thích đường ruột hoạt động, từ đó tiêu trừ táo bón và phòng chống ung thư đại trực tràng hiệu quả.

- Cách dùng:

Nên dùng khoai luộc thay vì khoai nướng. Cần lưu ý, khi ăn khoai có thể sẽ có cảm giác nóng ruột, nôn nước chua. Mỗi lần nên ăn từng chút một hoặc ăn chung với cơm, tránh vừa ăn vừa uống canh hoặc ăn khoai sống, chưa chín tới, dễ bị đầy hơi.

>>> Bạn cũng có thể bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư cho gia đình mình bằng việc tham khảo thêm những: thực phẩm hữu cơ sạch đã được chứng nhận của (USDA) & EU Organic Farming dùng cho bữa cơm gia đình mình.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chọn ra những thực phẩm vừa phù hợp với bữa cơm gia đình hằng ngày của mình vừa giúp bản thân và gia đình có thêm những giải pháp phòng chóng bệnh ung thư một cách hiệu quả.

Để cho bữa cơm gia đình hằng ngày không còn là những nỗi lo lớn đối với chúng ta mà sẽ là những bữa cơm tràn ngập niềm vui, sự an toàn.