Tin tức

3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B và gợi ý món ăn điều trị bệnh

13/12/2018

3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B và gợi ý món ăn điều trị bệnh

3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B và gợi ý món ăn điều trị bệnh nên bổ sung vào thực đơn bữa cơm gia đình hàng ngày

Ghi nhớ 3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B dưới đây và đừng quên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống trong thực đơn bữa cơm gia đình hằng ngày chính là cách giúp bạn thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

 

1/ Thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B chứa đạm nhưng ít béo

Nhiều người cho rằng, viêm gan B thì nên kiêng ăn thịt và dầu mỡ. Tuy nhiên cơ thể vẫn cần hấp thụ các dưỡng chất này cho quá trình tạo, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất.

Do đó, đạm vẫn được liệt kê vào nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm gan B, tuy nhiên điều quan trọng là bệnh nhân cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt trắng (gà nạc, thịt heo nạc, cá nạc), sữa tách béo, đậu nành...
  • Nói không với nội tạng động vật
  • Mỗi ngày chỉ nên dung nạp 50-70g đạm. Đối với trường hợp nặng nên giảm còn 40g/ngày.
  • Nên ưu tiên đạm có nguồn gốc thực vật.
  • Lượng dầu mỡ cần thiết là 15g/ngày, nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng...

Gà ta

 

>>> Tham khảo :danh sách thực phẩm hữu cơ nhiều đạm ít chất béo tốt cho người bệnh viêm gan b

2/ Rau má, các loại rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh được liệt vào nhóm thực phẩm hàng đầu tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Nguyên nhân là vì khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể bạn sẽ mất dần sức đề kháng do thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Do đó, tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ chế độ ăn uống hằng ngày.

Cụ thể, rau má được xếp vào hàng những loại rau tốt nhất cho người viêm gan B nhờ vào khả năng mát gan, lợi tiểu, thanh lọc gan hiệu quả. Bạn có thể chế biến rau má thành các món canh, rau sống, cháo hoặc nước ép…

Ngoài ra một số loại rau có màu xanh sâm như súp lơ xanh, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây… cũng vô cùng tốt cho bệnh nhân viêm gan B.

Trái cây chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và A có tác dụng thanh lọc cơ thể hiệu quả. Trong đó có thể kể đến cam, quýt, đu đủ, cà chua, cà rốt...

>>> Tham khảo ngay: danh sách rau củ quả hữu cơ tốt cho bệnh viêm gan B và nhiều bệnh lý khác.

3/ Các loại đậu, ngũ cốc và chế phẩm từ đậu

Tiêu chí chế độ ăn uống của bệnh là không ngừng tăng cường chất xơ. Do đó, bên cạnh rau xanh, trái cây thì ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong danh sách thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B.

Chất xơ có vai trò làm sạch đường tiêu hóa, giúp lọc máu của gan hoạt động không tốt, giảm tải hoạt động của gan, cũng như giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hạn chế triệu chứng chướng bụng, khó tiêu của người bệnh viêm gan B.

Trong đó chất xơ được chia làm 2 loại:

  • Chất xơ tan trong nước như các loại đậu, rau, trái cây
  • Chất xơ không tan trong nước như ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì...

>>> tham khảo : danh sách ngũ cốc, đậu và các loại hạt hữu cơ tốt cho sức khỏe người bệnh viêm gan B

4/ Gợi ý các món ăn tốt cho bệnh nhân viêm gan B

Thực ăn không phải là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B nhưng chế độ ăn uống quyết định phần lớn tình trạng và các biến chứng của bệnh.

Một số món ăn dưới đây thích hợp hỗ trợ điều trị bệnh cho người viêm gan B:

Cháo rau má (phù hợp với viêm gan cấp tính)

  • 100g rau má tươi
  • 50g đậu xanh
  • 50g gạo tẻ

Thực hiện: Rửa sạch rau má, sau đó để ráo, cắt nhỏ. Gạo và đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cuối cùng cho rau má vào nấu sôi thêm 2-3 phút. Có thể cho thêm ít muối, đường cho dễ ăn.

Cháo gạo lứt và hải sâm (viêm gan B mạn tính, suy nhược cơ thể)

  • 80g gạo lứt
  • 40g hải sâm
  • 40g cải cúc (hoặc cải bẹ xanh)
  • 8 trái táo đỏ

Thực hiện: Vo sạch gạo lứt, hải sâm ngâm mềm, rửa sạch cải cúc sau đó cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hạt.

Nấu đến khi cháo nhừ thì cho các nguyên liệu còn lại vào nấu tầm 5-7 phút, nên ăn lúc nóng.

Canh cần tây, thịt nạc heo (dùng cho cả viêm gan B cấp tính và mãn tính)

  • 100g cần tây
  • 100g thịt nạc heo
  • 20g nấm hương
  • 5g tỏi
  • ít muối

Thực hiện: Rau cần tây chỉ lấy lá và cuống, sau đó rửa sạch và cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng cho chút gừng sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, cắt nhỏ, tỏi bóc vỏ, đập dập.

Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Đun sôi ăn lúc nóng.

0

Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm (dùng cho viêm gan mãn tính)

  • 200g nấm rơm tươi
  • 100g thịt nạc heo

Thực hiện: Nấm rơm và thịt heo rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nồi đất, thêm ít nước. Nấu vừa lửa đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng.

Canh táo đỏ nấu đậu phộng (dùng cho bệnh nhân viêm gan cấp, mãn tính và xơ cứng gan)

  • 30g táo đỏ
  • 30g đậu phộng (lạc)
  • 30g đường phèn

Thực hiện: Cho đậu vào nồi đất, thêm ít nước nấu tầm 20 phút. Sau đó cho táo (đã bỏ hạt) vào nấu chung thêm 20 phút nữa rồi cho đường phèn vào nấu tâm 3-5 phút là được. Nên dùng mỗi tối trước khi đi ngủ, liên tục trong 30 ngày

Cháo nhân trần (dùng cho người viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu)

  • 50g nhân trần cao
  • 100g gạo tẻ
  • Đường trắng vừa đủ

Thực hiện: Dùng 600ml nước sắc nhân trần trong 30 phút. Lọc lấy nước nhân trần cho vào nồi, cho gạo tẻ đã vo sạch vào nấu nhỏ lửa đến khi gạo nhừ thì thêm ít đường trắng vừa ăn vào. Nên dùng nóng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thoái hoàng.

Hy vọng với 3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan B ở trên cũng như các gợi ý món ăn đã giúp bạn có thêm ý tưởng nấu nướng mỗi ngày vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.