Tin tức

Bệnh ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì?

04/01/2019

Bệnh ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có độ vây khi bị Bệnh ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có độc, tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không kịp thời xử lý rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Đặc biệt, sau khi bị ngộ độc bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bệnh có nguy cơ tái phát.

 

1/ Dấu hiệu nhận biết bệnh ngộ độc thực phẩm

Số lượng bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao nguyên nhân xuất phát từ tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo.

Cụ thể:

  • Thức ăn, dụng cụ ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện để các vi khuẩn như Campylobacter, E.coli, salmonella hay khuẩn cầu trùm Staphylococcus sinh sôi, tấn công hệ tiêu hóa, gây ngộ độc.
  • Bảo quản và chế biến thức ăn không đúng cách, không chín là nguyên nhân khiến các chất trong thức ăn biến thành chất độc.
  • Thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật tồn đọng trong thực phẩm không được làm sạch gây ra ngộ độc thực phẩm.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ngộ độc thực phẩm như:

  • Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội hoặc râm ran kéo dài trong 48h
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn
  • Sốt nhẹ
  • Chán ăn kéo dài 12h đồng hồ
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít, cơ thể yếu đi, hoa mắt chóng mặt, ngứa ran 2 canh tay
  • Có thể kèm theo triệu chứng đau đầu

Bệnh ngộ độc thực phẩm không chừa một ai, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất thường có sức đề kháng yếu như người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan, AIDS...

2/ Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì đầu tiên?

Không ai mong muốn mình bị bệnh ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên với tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như hiện nay thì nguy cơ mắc bệnh ngày một cao.

Do đó, mỗi người cần trang bị kiến thức để có thể xử lý kịp thời khi không may gặp phải.

Cụ thể, khi bị ngộ độc thực phẩm bạn cần:

  • Nếu ngộ độc còn trong 46h lúc thức ăn vẫn còn trong dạ dày thì tốt nhất bạn nên cố gắng để ói thức ăn ra ngoài bằng cách móc họng hoặc uống nước muối pha loãng.
  • Đối với người hôn mê và trẻ nhỏ không nên móc họng hay kích nôn mà nên nằm đầu thấp nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc, sau đó đưa đến bệnh viện.
  • Trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách bù nước (dung dịch điện giải oresol, hoặc than hoạt tính)
  • Không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, nhất là với trẻ nhỏ có thể dẫn đến việc lồng ruột, liệt ruột cực kỳ nguy hiểm.
  • Nếu bệnh nhân co giật, ngừng thở cần được hô hấp nhân tạo ngay, sau đó đưa đến bệnh viện ngay.
  • Đối với các tình trạng nặng sau khi sơ cứu cần đưa ngay đến bác sĩ.

3/ Nên dùng gì và không nên dùng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Bệnh nhân sau khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể sẽ vô cùng yếu và mệt mỏi, lúc này tốt nhận bạn nên để dạ dày được nghỉ ngơi để sớm về với tình trạng ổn định, nghĩa là bệnh nhân không nên ăn uống hoàn toàn trong vài giờ sau khi bị ngộ độc.

Bù nước

Sau khi bị ngộ độc, cơ thể luôn ở trong tình trạng mất nước, mất cân bằng điện phân giải. Do đó, bước đầu bệnh nhân nên bù nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước trà loãng, nước luộc thịt, nước ép táo.

Nên sử dụng thức ăn “nhẹ” nhạt và dễ tiêu hóa

Sau 1 ngày rửa ruột bệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể ăn uống. Tuy nhiên, lúc này nên bắt đầu bằng những thức ăn “nhẹ” nhạt, dễ tiêu hóa như bánh quy, khoai tây nghiền, cháo trắng, cháo bột yến mạch, bánh mì nướng, chuối (những loại trái cây mềm).

Sau khi bệnh nhân có dấu hiệu dần hồi phục có thể bổ sung thêm các thực phẩm như trứng, hoa quả chín, thịt gà, rau nấu chín…

Nên sử dụng thực phẩm chứa “lợi khuẩn” tốt cho hệ tiêu hóa

Cụ thể ở đây là sữa chua có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa của người bệnh.

Không nên sử dụng thực phẩm khô, cứng

Tiêu biểu như thực phẩm thô, rau củ cứng, đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn cay, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa… chúng khá khó tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày của bạn.

Tránh đồ uống có cồn, caffeine, thuốc lá...

Tránh hoạt động mạnh, căng thẳng mệt mỏi…

Lúc này bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và thư giãn, các hoạt động mạnh có thể dẫn đến các chấn thương ngoài ý muốn.

4/ Làm gì để hạn chế ngộ độc thực phẩm?

Mặc dù bệnh ngộ độc thực phẩm khá phổ biến, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế bằng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh.

Cụ thể:

  • Nên lựa chọn các địa chỉ mua thực phẩm sạch uy tín (các cửa hàng thực phẩm hữu cơ) để tránh nguy cơ thực phẩm có sử dụng và còn tồn động chất bảo quản, thuốc thực vật, trừ sâu…
  • Hạn chế ăn uống lề đường, nên lựa chọn các quán ăn uy tín, hợp vệ sinh…
  • Luôn rửa tay sạch trước khi ăn
  • Đối với rau củ quả ăn tươi nên rửa sạch dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối trước khi sử dụng. Trái cây bạn có thể phơi dưới ánh nắng 10-15 phút để giảm nguy cơ ngộ độc.
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chế biến, nấu nướng
  • Hạn chế ăn các món ăn sống như sushi, nộm, gỏi...

Bệnh ngộ độc thực phẩm không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ để lại nhiều biến chứng nếu không biết cách điều trị và chăm sóc bản thân.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có thêm kiến thức xử lý nếu không may gặp phải.