Tin tức

Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.

18/01/2019

Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.

Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau hành hạ mỗi ngày, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau hành hạ mỗi ngày, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1/ Thực phẩm giàu đạm

Khác với các loại bệnh khác thì gout là căn bệnh mà chế độ ăn uống có những ảnh hưởng vô cùng lớn. Các nghiên cứu cho thấy, gout có thể thuyên giảm hay trầm trọng hơn phụ thuộc rất lớn vào những thực phẩm mà bệnh nhân dung nạp vào cơ thể hằng ngày.

Khi nhắc đến những thực phẩm bệnh gout không nên ăn chắc chắn không thể qua “hung thủ” gây bệnh đó chính là đạm, nhất là đạm động vật.

Chúng chứa một hàm lượng lớn các chất purin, làm tăng chuyển hóa acid uric lên cao - nguyên nhân gây ra những cơn bệnh gout cấp tính.

Cụ thể, bệnh nhân gout nên tránh xa những thực phẩm giàu đạm động vật như:

  • Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt ngựa, gà tây…)
  • Các loại hải sản (cá ngừ, cá thu, cá trích, tôm, cua, ốc, sò...
  • Nội tạng động vật, nhất là gan
  • Các loại trứng

2/ Thực phẩm giàu chất béo

Những thực phẩm giàu chất béo cũng nằm trong danh sách bệnh gout không nên ăn nếu không muốn bệnh tiến triển gây nên các biến chứng nguy hiểm nhất là gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, hẹp động mạch do mạch máu…

Cụ thể, thực phẩm giàu chất béo có nguy cơ làm gia tăng rối loạn chuyển hóa các chất khiến cho acid uric trong máu tăng cao hơn, khiến bệnh gout ngày càng trầm trọng.

Những thực phẩm giàu chất béo bệnh gout không nên ăn gồm:

  • Mỡ động vật
  • Nội tạng động vật
  • Bơ, sữa, trứng
  • Thức ăn nhanh
  • Da động vật
  • Mì gói, dầu thực vật

3/ Thực phẩm quá giàu vitamin C

Những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hầu như đều liên quan đến việc đào thải hoặc sản sinh uric acid. Và nhóm thực phẩm giàu vitamin C cũng nằm trong danh sách này vì khả năng ngăn làm tăng kết tủa ở cầu thận khiến việc đào thải uric acid ra ngoài bị cản trở, điều này không chỉ khiến tình hình bệnh gout trở nên xấu hơn mà bệnh nhân còn có khả năng mắc thêm bệnh sỏi thận.

Do đó, trong chế độ ăn uống, bệnh nhân không nên lạm dụng thực phẩm giàu vitamin C như cam, cốc, ổi, xoài, bưởi, quýt, chanh, kiwi…  nhất là vào buổi tối.

Ngoài ra, bệnh nhân gout tuyệt đối nên tránh xa các loại nước uống, nước ép trái cây đóng chai vì chúng chứa nhiều chất ngọt nhân tạo, đặc biệt phụ nữ uống nhiều loại nước này có nguy cơ bị gout cao hơn.

4/ Thực phẩm giàu chất kích thích, nhiều đường

Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn, không nên dùng không thể thiếu rươu, bia và các loại nước ngọt có ga.. Đặc biệt là các thức uống chứa nhiều đường như trà sữa, chè, sinh tố, sâm bổ lượng,

Mặc dù không chứa hàm lượng purin cao nhưng chúng lại có khả năng ngăn chặn quá trình chuyển hóa đào thải acid uric ra ngoài cơ thể theo đường thận.

Tốt nhất đồ uống bệnh nhân gout nên sử dụng nước lọc, hạn chế tối đa bia rượu, cà phê, thuốc lá...

5/ Măng, măng tây, giá đỗ, cây bạc hà và nấm

Những thực phẩm bệnh gout không nên ăn (thực tế là giảm thiểu) cũng bao gồm các loại rau giàu chất purine như măng tây, rau chân vịt và nấm.

Ngoài ra những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:

  • Các loại sữa ít béo (sữa chua, pho mai ít béo…)
  • Ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh, đậu
  • Trái cây mọng nho, dâu tây, anh đào, cherry…
  • Củ cải trắng, cải bẹ xanh, đậu đỏ, dứa, dưa hấu, súp lơ xanh

Hy vọng với những thực phẩm bệnh gout không nên ăn ở trên đã phần nào giúp các bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu của mình.