Tin tức

5 CÁCH THIẾT YẾU ĐỂ TRÁNH THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE GMO

02/06/2018

5 CÁCH THIẾT YẾU ĐỂ TRÁNH THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE GMO

Những ngày qua thông tin về thực phẩm biến đổi gene được truyền tải liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội khiến nhiều người lo lắng bất an về những gì chúng ta ăn hàng ngày. Ngày càng có nhiều hơn những bằng chứng cho thấy thực phẩm GMO gây hại cho sức khỏe con người, động vật, môi trường, hệ sinh thái…

Vậy làm sao để chúng ta bảo vệ được bản thân và gia đình trước các cuộc tấn công ở mọi phương diện thực phẩm của GMO, làm sao chúng ta có thể lựa chọn thực phẩm không chứa thành phần biến đổi gene cho bữa ăn hàng ngày?

#1 – Mua sản phẩm có chứng nhận hữu cơ (Certified Organic Products) của các tổ chức uy tín.

Như mọi người đã biết, giống GMO và thành phần GMO bị cấm trong thực phẩm hữu cơ. Vì vậy, khi mua một sản phẩm có chứng nhận hữu cơ là bạn yên tâm không có thành phần GMO nào trong đó. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chứng nhận hữu cơ, nhưng có những chứng nhận uy tín và rộng rãi, được tin tưởng trên toàn thế giới như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada... Bạn nhớ kiểm tra các đơn vị được cấp chứng nhận, các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ và cả trên các bao bì sản phẩm xem có các chứng nhận trên không trước khi mua hàng nhé.

  

#2 – Mua các sản phẩm có chứng nhận Non-GMO Project Verified

Đây là một chứng nhận của một đon vị độc lập gọi là Non-GMO Project.

Đơn vị này sẽ kiểm tra thực địa đối với mọi thành phần cơ bản trong một sản phẩm và không cho phép bất kỳ một sản phẩm nào đã được chứng nhận chứa hơn 0,9% các thành phần GMO. Tại sao lại không quá 0,9% GMO? Vì các thành phần GMO ngày nay quá phổ biến đến nỗi thật khó để tìm thấy một sản phẩm nào hoàn toàn không chứa GMO, và mức 0,9% này cũng là ngưỡng mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng.

Nghe có vẻ giống như chứng nhận Organic? Thực ra là chỉ giống nhau ở một điểm là non GMO thôi, còn lại chúng khác nhau nhiều lắm. Bạn hãy bấm vào đây để tìm hiểu kỹ hơn về hai tiêu chuẩn này nhé. Về cơ bản thì chứng nhận Non-GMO Project vẫn cho phép sử dụng hóa chất, phân bón hóa học trong khi canh tác.

Vậy còn trường hợp một sản phẩm nào đó ghi là non-GMO mà không có chứng nhận bởi Non-GMO Project thì có đúng là non GMO không? Bạn sẽ không biết được đâu.

Tuy nhiên, bạn có thể dùng phương pháp phòng trừ khoanh vùng, tức là nhận biết các sản phẩm GMO phổ biến nhất để tránh chúng đi.

#3 – Biết đâu là những cây trồng GMO có nguy cơ cao nhất

Tại VN, chính phủ mới cho phép thương mại hóa 2 loại cây trồng là ngô và đậu nành biến đổi gene. Đến nay đã có 21 giống GMO thuộc hai loại trên được phép trồng rộng rãi ở VN rồi. Trong đó nhiều nhất vẫn là ngô GMO. Ước tính đã có trên 100.000 ha ngô tại VN là trồng giống GMO. Theo các nhà khoa học thì ngô GMO ở VN chủ yếu là ngô dùng làm thức ăn gia súc chứ không dùng cho con người. Nhưng ai biết được.

Còn trên thế giới thì Mỹ là quốc gia ủng hộ và trồng nhiều nhất các loại cây trồng biến đổi gene. Trong đó có 5 loại trồng rất nhiều là Ngô (91% diện tích), Cải dầu (90%), Bông vải (90%), Củ cài đường (95%) và đậu nành Soy – (94%). Mỗi năm VN nhập khẩu hàng triệu tấn đậu nành và ngô GMO từ Mỹ, Argentina và Brazil đấy.

#4 –Nhận biết GMO giấy mặt

Điều đáng lo ngại là từ 5 loại cây trồng GMO nói trên, chúng được chế biến thành hàng chục ngàn các sản phẩm khác nhau để phân phối đi toàn thế giới. Bạn có thể tránh ngô ngọt, đậu nành Mỹ nhưng bạn có thể tránh được các chất ngọt, chất tạo màu, tạo mùi, quần áo,… ẩn chứa trong các sản phẩm chế biến sẵn bán đầy ngoài đường không? Đó gọi là những GMO giấu mặt.

Bạn cần biết về những loại GMO giấu mặt này để tránh chúng khi đi mua thực phẩm, nhất là thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói và nhập khẩu.

Ngô GMO sản xuất ra: Bột ngô, bột ngô, bột ngô, xi-rô ngô, bột ngô, xi-rô ngô ngô cao cấp (HFCS) và chất làm ngọt như fructose, dextrose và glucose.

Đậu nành sản xuất ra: Đậu phụ, dầu ăn, nước tương, bột đậu nành, protein đậu nành, đậu nành phân lập, isoflavone đậu nành, lecithin đậu nành, protein thực vật, protein thực vật kết cấu (TVP), đậu phụ, tamari, tempeh và chất bổ sung protein đậu nành.

Củ cài đường sản xuất ra đường: Nếu không ghi rõ là đường mía thì đó nhiều khả năng là đường làm từ củ cải và như vậy rất dễ là GMO.

Bông vải sản xuất ra: quần áo, dầu hạt bông.
Cải dầu sản xuất ra: dầu củ cải (Canola oil) và còn được gọi là rapeseed oil
Một trong những thực phẩm chúng ta hay dùng là dầu thực vật, chất béo hay bơ thực vật cũng chủ yếu được làm từ đậu nành, ngô, hạt bông hoặc cải dầu.

Nếu muốn biết chi tiết về các GMO giấu mặt đang tồn tại quanh ta, bạn hãy đọc BÀI NÀY.

#5 – Tránh các sản phẩm động vật phơi nhiễm với GMOs

Đây đúng là điều nan giải với người tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2016, VN nhập khẩu 1,56 triệu tấn đậu nành (667 triệu USD) và 8,3 triệu tấn ngô (1,65 tỉ USD) chủ yếu từ Brazil, Argentina, Mỹ, Ấn Độ,… Như đã nói ở bên trên các quốc gia nói trên đều là cường quốc về trồng ngô, đậu nành GMO nên đậu nành và ngô nhập về VN phần lớn là GMO. Đây là các nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi (đậu nành sau khi ép dầu thì bã cũng dành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi). Cùng với ngô GMO trong nước thì hầu hết các trại chăn nuôi lợn, gà, cá, trứng và cả bò vỗ béo đều được cho ăn thức ăn có thành phần GMO. Còn nếu uống sữa thì ngoài thức ăn GMO, các sản phẩm từ sữa (phi hữu cơ) có thể đến từ những con bò đã được tiêm hormone tăng trưởng hormone tái tổ hợp GM (rBGH).

Vì vậy, có vẻ như lựa chọn ăn chay ở VN thì khả năng tránh được GMO sẽ cao hơn.

Bài viết này được đăng trên Organica dưới sự cho phép của Ban quản trị group YÊU HỮU CƠ. Đây là một phần trong Báo cáo đặc biệt số 1: “BỊ BAO VÂY BỞI GMO – TOÀN CẢNH THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” do group YÊU HỮU CƠ (Yêu Hữu Cơ) thực hiện.