Tin tức

Tặng quà Tết: Đong tình, đừng đong tiền

30/01/2019

Tặng quà Tết: Đong tình, đừng đong tiền

Tặng quà Tết: Đong tình, đừng đong tiền. Những món quá nhỏ giá trị không cao nhưng lại vô cùng đáng quý mỗi dịp Tết đến Xuân về

Những ngày cận kề Tết, người lo buôn tẩu để mong có cái Tết vẹn tròn, không ít lại chăm chăm vào các công văn, chỉ thị cấm quà Tết. Chẳng biết từ khi nào, chuyện tặng nhau “con gà, nắm gạo” lại to tát và đau đầu đến thế!

Tặng quà Tết, tặng cả tâm tình..

Tết không chỉ là dịp để sum vầy mà đó còn là dịp để mỗi người nhìn lại một năm đã qua, những khó khăn, vất vả, niềm hạnh phúc và dĩ nhiên sẽ không thể thiếu những người đồng hành, giúp đỡ và ở bên ta lúc nguy nan.

Chẳng thế mà, thời xưa ông bà ta hay trao nhau đùm muối, nải chuối sau vườn hay nắm gạo mới để cầu mong một năm may mắn, no đủ, để gắn kết tình cảm keo sơn.

Với những người ta trân quý, biết ơn thì đó có thể là con gà cất công bắt nhốt, buộc chân, bầu rượu quý ủ lâu ngày không dám uống…

Trẻ con đến Tết được tặng bao lì xì, con cháu trở về tặng ông bộ trà, bà tấm áo…

Không ai quy định ai nhưng những thói quen, nếp sống ấy luôn tồn tại từ đời này qua đời khác, nó là minh chứng cho việc “người Việt luôn coi trọng tình cảm”.

Tặng quà Tết: đong tình, đừng đong tiền

Nếu thời xưa, quà Tết đơn sơ, giản dị như thế thì đến thời hiện đại, đời sống tinh thần được nâng lên, cách hành xử, thể hiện khác đi. Và dĩ nhiên kéo theo việc chọn quà Tết cũng khác.

Những nải chuối, con gà được “hô biến” thành bánh chưng, nhành đào, rượu vang ngoại, thuốc quý...để hợp với thời hiện đại.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu người ta trao nhau những nụ cười đầu năm, có gì tặng đó, cốt là ở tình cảm…

Thế nhưng, đáng buồn thay, từ bao giờ những món quà được người nhận lẫn người tặng mang ra để cân đong đo đếm, ai hơn ai thua, ai đắt tiền, ai rẻ để rồi quy chụp cho tấm “chân tình” nhiều hay ít.

Cười ra nước mắt, khi mà một đòn bánh chưng, bánh tét tự tay gói cất công mang từ quê đến tận cổng, niềm nở hỏi thăm sức khỏe, chúc mừng năm mới gia chủ chẳng thể quý bằng hủ nhân sâm đắt tiền được ký gửi đi kèm một tấm thiệp chúc mừng “khô khan”

Từ khi nào chữ “quà” nặng hơn chữ “tình”, từ khi nào người được tặng lại cất công “dò xét” từng món quà, người đi tặng lại “ký gửi” chúng bởi những yêu cầu, nhờ vả.

Chẳng thế mà có chuyện, công văn, chỉ thị cấm tặng quà cho lãnh đạo, cấp trên rần rần để giảm thiểu việc quà được biến tướng thành những món đổi chác.

Hãy để quà Tết là văn hóa đẹp

Nói như vậy, không có nghĩa là ai cũng như ai, đâu đó vẫn có người chăm chút cho từng món quà, gói ghém kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ sở thích của người được nhận không phải để cầu mong tấm “chân tình” được đánh giá cao, mà đơn giản chỉ để người nhận hài lòng, vui vẻ khi biết rằng có người quan tâm đến mình.

Một vài cân đường hữu cơ, một ít rau củ quả sạch, bánh kẹo Tết để tặng những người thân yêu. Một chai rượu vang hữu cơ đỏ cầu may mắn cho sếp, đối tác hay khách hàng, một ít nước ép hữu cơ tốt cho sức khỏe, đẹp cho da gửi đến các chị em đồng nghiệp, khách hàng nữ...

Tặng gì đi chăng nữa thì một món quà Tết cũng nên đong đầy tình cảm hơn là đong đầy tiền, vật chất.

Để Tết đến người ta không còn phải đau đầu để suy nghĩ nên tặng quà gì “coi cho được mặt” thay vào đó là những sự tri ân, những cuộc hội ngộ, thăm bà con, lối xóm ấm cái tình, đẹp cái lễ nghĩa.

>>> Tham khảo : 10+ Giỏ quà tết Organica đẹp sang trọng và ý nghĩa tăng nhau ngày tết