News

Vì sao mẹ nội trợ cần phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn?

06/04/2019

Vì sao mẹ nội trợ cần phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn?

đến ngày nay, nhiều người tranh cãi trong việc sử dụng rau tự nhiên, rau an toàn, rau hữu cơ.

Xu hướng lựa chọn thực phẩm Organic, đặc biệt là mặt hàng rau củ quả đang phát triển rộng ở nhiều đô thị và cộng đồng người tiêu dùng lành mạnh. Nhưng đến ngày nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và không phân biệt được sự khác nhau của rau hữu cơ và rau an toàn.

Rau hữu cơ có được xem là rau sạch nhất hiện nay?

Hiện trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn hữu cơ  phổ biến như USDA( Mỹ), EU (châu Âu). JAS (Nhật Bản), ACO (chính phủ Úc)…. nhưng có uy tín nhất phải kể đến tiêu chuẩn USDA của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và tiêu chuẩn EU của Liên minh Châu Âu. Qua nhiều năm cải tạo đất với nhiều công đoạn, quy tắc về canh tác, ghi chép, truy xuất nguồn gốc và tái đánh giá định kì hằng năm thì những sản phẩm này mói được gắn tem chứng nhận hữu cơ. 

Qua nhiều nghiên cứu và định lượng về hàm lựơng dinh dưỡng rau hữu cơ luôn được cho là lựa chọn rất an toàn cho người sử dụng, với chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và cao hơn các loại rau thông thường:

+ Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40% so với loại bình thường (theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc).

+ Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…)

Từ loại đất trồng đến quy trình, phương thức canh tác cũng phải đảm bảo “hữu cơ”

Rau an toàn có phải là rau hữu cơ?

Rau an toàn cũng được xem là một loại rau sạch, nhưng hoàn toàn không phải là rau hữu cơ, rau an toàn gồm các loại rau tươi được phép sử dụng một lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ trong quá trình trồng nhưng phải hợp lý và nằm trong tiêu chuẩn, mức độ đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người sản xuất. Ở Việt Nam, hiện nay có hai loại rau an toàn là rau sạch trồng theo tiêu chuẩn GAP và rau thủy canh.

Rau sạch trồng theo GAP

Về lý thuyết, nếu các nhà sản xuất tuân thủ đúng tiêu chuẩn VietGAP thì rau được trồng vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, VietGAP vẫn chưa tạo được sự tin tưởng cho người tiêu dùng bởi sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn này còn thiếu sự liên kết giữa kiểm tra và giám sát chất lượng. Đã xảy ra những trường hợp rau an toàn của VietGAP lẫn với rau thông thường có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng.

Mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Hơn nữa, thuốc trừ sâu mất rất nhiều thời gian để phân hủy và biến mất hoàn toàn nên gây ảnh hưởng lớn không chỉ sức khỏe của người sử dụng mà còn cả môi trường sống của chúng ta và thế hệ sau này.

Rau thủy canh

Rau thủy canh là loại rau không dùng đất mà được trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng, giá thể không phải là đất. Rau thủy canh cũng được xem là rau sạch nếu chọn đúng giá thể sạch và các loại chất dinh dưỡng đúng nguồn gốc và liệu lượng cho phép. Tuy nhiên nếu không đúng cách các loại dung dịch dinh dưỡng sẽ làm cho rau bị thừa nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mô hình trồng rau thủy canh

 

Cách phân biệt giữa rau an toàn và rau hữu cơ

Để khẳng định chắc chắn nhất loại rau nào, người tiêu dùng nên xem xét kĩ về nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra chúng ta có thể nhận biết rau hữu cơ qua những dấu hiệu trực quan sau:

  • Màu sắc: Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

Màu sắc là cách phân biệt thực phẩm hữu cơ chủ quan và nhanh nhất

  • Lá dày, ngắn, cân đối với các bộ phận: Lá rau hữu cơ luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
  • Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc: Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
  • Lâu héo, rất dễ bảo quản: Rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
  • Giữ hương vị tự nhiên: rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống, luộc hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.

Đối với rau hữu cơ người dùng không cần phải chế biến cầu kỳ nhưng vẫn giữ độ tươi ngon của chúng

Tuy đều đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhưng giữa rau hữu cơ và rau an toàn vẫn cần được người tiêu dùng hiểu và phân biệt rõ để có sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Tại Việt Nam, để chọn lựa thực phẩm hữu cơ và hướng một lối sống cân bằng dưỡng chất cho bản thân và gia đình, các bạn có thể tìm đến chuỗi cửa hàng Organica. Những giá trị tinh túy nhất của thiên nhiên đang chờ bạn thưởng thức.

 Phụng Lê

Ảnh: sưu tầm