Tin tức

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 0- 12 tháng tuổi, mẹ phải biết

04/12/2019

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 0- 12 tháng tuổi, mẹ phải biết

Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0-12 tháng tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lúc này khẩu phần ăn chính của bé là sữa mẹ, song song với đó, đây cũng là thời điểm bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm.

Chính vì vậy, nếu bố mẹ không biết cách điều chỉnh khẩu phần ăn của con sẽ rất dễ khiến bé lười ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. 

Bài viết này, Thực phẩm hữu cơ Organica sẽ hướng dẫn chi tiết về khẩu phần ăn và những lưu ý cần thiết mà các mẹ cần nắm về từng giai đoạn phát triển của bé trong khoảng 0-12 tháng tuổi.

1/ Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 0-3 tháng tuổi

Ở thời điểm từ 0-3 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển của thai nhi. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển toàn diện. Vậy nên mẹ cần chia thành nhiều cữ cho bé bú trong ngày. Lưu ý, không cho bé sử dụng chất lỏng nào ngoài sữa (tốt nhất vẫn là sữa mẹ).

Theo lời khuyên của bác sĩ, dinh dưỡng của bé còn phụ thuộc vào cơ địa và nhu cầu của từng bé. Tuy nhiên, nhìn chung, các bậc phụ huynh có thể chia “thời gian biểu” của bé như sau:

 

Độ tuổi 

Khẩu phần sữa

Số bữa 

Từ 1 - 2 ngày tuổi

30-90ml/bữa

8-12 bữa/ngày

Từ 3 -6 ngày tuổi

60-90ml/bữa

8-12 bữa/ngày

Từ 7 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi

90-150ml/bữa

8-12 bữa/ngày

Từ 1-2 tháng tuổi

90-150ml/bữa

6-8 bữa/ngày

Từ 3 tháng tuổi 

120-210ml/ngày

5-6 bữa/ngày

 

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé qua nguồn sữa, đặc biệt là nguồn DHA cho sự phát triển cho trí não của trẻ. Lúc này mẹ cần bổ sung trong thực đơn của mình các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá hồi, các loại cá giàu omega-3, rau củ màu xanh đậm…

Nếu mẹ đi làm có thể tập cho bé thói quen bú nhiều hơn vào buổi sáng, sau đó trích sữa ra bình cho bé bú các đợt còn lại, mẹ có thể bổ sung sữa ngoài nếu lượng sữa không đủ.

 

2/ Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 4-6 tháng tuổi

Từ 4-6 tháng tuổi là thời điểm bố mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm, song song với thói quen bú sữa hằng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, lý tưởng nhất vẫn nên cho bé làm quen với thức ăn dặm từ 6 tháng tuổi, không nên cho bé ăn dặm quá sớm, dễ tiềm ẩn nguy cơ béo phì hoặc ảnh hưởng đến dạ dày.

Song điều này cũng còn tùy thuộc vào cơ địa, một số bé có thể bắt đầu ăn dặm sớm nếu có các dấu hiệu đòi ăn dặm như nhìn chăm chú người khác ăn, đòi lấy thức ăn, miệng chóp chép khi nhìn người khác ăn, đói khóc nửa đêm, có thể ngồi…

 

 

Về chế độ ăn dặm, mẹ cần bắt đầu cho bé làm quen với bột ngọt xay nhuyễn sau đó mới đến bột mặn. Những ngày đầu mẹ nên cho bé ăn từng thìa một, sữa mẹ vẫn là khẩu phần ăn chính, dần dần mới có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Mặc dù mẹ nên đa dạng các món ăn dặm, song cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như trứng, đậu phộng, mật ong…

 

3/ Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 6-8 tháng tuổi

Từ 6-12 tháng tuổi, bên cạnh chế độ ăn dặm mẹ vẫn cần duy trì cho bé từ 500-600ml sữa mỗi ngày. Về thực đơn ăn dặm, liều lượng mỗi ngày mẹ cần duy trì là từ 3-9 thìa ngũ cốc mỗi ngày, chia thành 2-3 bữa.

Trái cây mẹ cần bắt đầu từ 1 thìa, tăng dần từ ¼ đến ½ chén chia thành 2-3 bữa. Rau củ quả cũng tương tự.Khi bé đã làm quen được với chế độ ăn dặm, mẹ cần đa dạng các thực đơn. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi, mẹ cần ngưng một vài ngày để xem xem cơ thể bé có thích nghi tốt không, tránh trường hợp gây dị ứng hoặc bé không thích.

 

4/ Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 8-10 tháng tuổi

Từ 8-10 tháng tuổi là thời điểm bé đã thích nghi tốt với chế độ ăn dặm, nhiều bé sẽ có thói quen chuyển sang ăn bốc, thích cho mọi thứ vào miệng mình. Lúc này mẹ có thể cho bé tự cầm bánh mì, nui, bánh quy để kích thích bé phát triển khả năng nhai của hàm.

 

 

Về khẩu phần ăn, mẹ vẫn cần duy trì lượng sữa mỗi ngày. Thực đơn cần đa dạng hơn các món, có thể bổ sung thêm phô mai, sữa chua, sữa tiệt trùng. Liều lượng khẩu phần ăn mẹ có thể tham khảo:

 

Thực phẩm

Liều lượng

Bơ sữa

¼ - ⅓ chén

Ngũ cốc bổ sung chất sắt

¼ - ½ chén

Trái cây

¼ -½ chén

Rau

¼ - ½ chén

Đạm

⅛- ¼ chén

 

6/ Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho bé từ 10-12 tháng tuổi

Thời điểm này bé bắt đầu mọc răng (nhiều bé mọc sớm hơn). Do đó, việc bé nuốt thức ăn cũng dễ dàng hơn. Mẹ thể cắt giảm nhưng không thể bỏ hoàn toàn khẩu phần sữa.

Về thức ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý một vài điểm như: trái cây và rau hấp mẹ nên cắt thành miếng nhỏ vừa ăn cho bé tự ăn thay vì nghiền mịn, về tinh bột mẹ có thể đa dạng mì ống, nui thay vì cơm. Về khẩu phần ăn, mẹ có thể tham khảo:

 

Thực phẩm

Liều lượng

Bơ sữa

⅓ chén

Ngũ cốc bổ sung chất sắt

¼ - ½ chén

Trái cây

¼ - ½ chén

Rau

¼ - ½ chén

Đạm

⅛-¼ chén

Thức ăn kết hợp

⅛-¼ chén

 

Từ 0-12 tháng tuổi, khẩu phần ăn chính của trẻ vẫn là sữa (tốt nhất vẫn là sữa mẹ). Vậy nên, chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian này cực kỳ quan trọng, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì chất lượng thực phẩm là điều mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý, bởi mọi nguồn thực phẩm mẹ sử dụng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Để đảm bảo an toàn, mẹ cần chọn các nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, phân phối tại các địa chỉ uy tín.

>>> >>> Tham khảo ngay : 100+ thực phẩm hữu cơ được organica cung cấp phù hợp cho thực đơn bé ăn dặm mỗi ngày