Tin tức

Hiểu hơn về nguyên nhân và đặc tính của nấm để tránh ăn nấm bị ngộ độc

11/11/2021

Hiểu hơn về nguyên nhân và đặc tính của nấm để tránh ăn nấm bị ngộ độc

Nấm là thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Trên thế giới hiện có hơn 10.000 loại nấm, trong đó có hàng trăm loại nấm độc, không ăn được. 

Những loại nấm có thể ăn được khá ít và quen thuộc, có thể kể tên như nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm mỗi,... 

Mặc dù đã được nhìn nhận là an toàn, có thể ăn được. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc chế biến sai, bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc từ những loại nấm quen thuộc nhất.

1/ Tại sao ăn nấm lại dễ bị ngộ độc?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc khi ăn nấm!

Nguyên nhân chủ quan: Tò mò với các loại nấm lạ

Bản chất sinh học của nấm không giống như thực vật hay động vật. Chúng mang sức sống mãnh liệt với cơ thể biến đổi không ngừng, dễ bị biến đổi dù chỉ là những tác động nhỏ nhất.

Đến nay vẫn có nhiều người thoải mái mang các loại nấm lạ trên rừng về làm thực phẩm. Điều này là rất nguy hiểm, rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Nguyên nhân khách quan: Các loại bán nấm trên thị trường có sử dụng thuốc kích thích

Đối với những loại nấm ăn được quen thuộc, ăn nấm bị ngộ độc nguyên nhân chủ yếu là từ cách chế biến không đúng cách và sử dụng các loại nấm trồng bằng thuốc kích thích.

Cùng giống như rau củ, các nhà nuôi trồng nấm sẵn sàng dùng các loại chất hóa học, kích thích nấm phát triển nhanh, nhằm tăng lợi nhuận.

Người tiêu dùng nhận đủ hậu quả khi tiêu thụ những loại nấm “bẩn”, nấm hàm lượng chất kích thích tăng trưởng cao. Sớm thì xuất hiện các biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau đầu, đầy bụng, buồn nôn. Nặng hơn là tổn dư lượng chất độc trong cơ thể, mang nhiều tác hại cho sức khỏe về sau.

>>> Tham khảo thêm: TOP những loại thực phẩm "ngậm" nhiều thuốc hoá học nhất

2/ Ăn nấm bị ngộ độc có nghiêm trọng không?

Ăn nấm bị ngộ độc có nghiêm trọng không? Câu trả lời là có. Đối với các loại nấm lạ, khi bạn ăn phải. Khả năng bị ngộ độc là rất cao. Hậu quả của chúng có thể làm tê liệt một số cơ quan hoặc chức năng trong cơ thể. Rủi ro tử vong hoàn toàn có thể xảy ra khi ăn phải nấm độc.

Đối với các loại nấm ăn được, chế biến sai cách cũng có thể dẫn đến ngộ độc, tuy nhiên hậu quả ít nghiêm trọng hơn. Một số hiện tượng ngộ độc có thể gặp phải như: khó tiêu - đầy bụng, táo bón, ợ hơi.

3/ Những sai lầm cần tránh khi ăn nấm

Đối với các loại nấm quen thuộc như kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà,... chúng ta cần tránh những sai lầm trong cách chế biến dưới đây. Những cách ăn nấm như thế sẽ có thể khiến nấm biến đổi chất, gây hại cho chúng ta.

Rửa nấm quá kỹ

Bạn không nghe nhầm đâu, rửa nấm quá kỹ có thể dẫn đến ngộ độc khi chế biến. 

Các loại nấm hiện nay thường được nuôi trồng trong môi trường sạch sẽ. Nếu khi sơ chế bạn rửa quá kỹ với nước, nấm sẽ mất đi vị ngọt vốn có và các chất dinh dưỡng dễ bị biến đổi.

Bạn hoàn toàn không cần rửa nấm hoặc chỉ rửa sơ qua nước, tất nhiên là phải chọn địa chỉ cung cấp uy tín, đảm bảo an toàn về sinh. 

Khi sơ chế, chúng ta chỉ cần cắt bỏ phần chân của nấm. Không cần phải ngâm nước muối hay rửa quá mạnh tay.

Chế biến qua loa, không chín kỹ

Cách ăn nấm bị ngộ độc tiếp theo là chế biến qua loa. Điều này rất quen thuộc đối với một số loại nấm như kim châm hoặc nấm mối.

Bên trong các loại nấm có nhiều vi khuẩn. Cần nhiệt độ cao và thời gian đủ lâu để có thể đảm bảo tiêu diệt được hết vi khuẩn. Ăn nấm không chín kỹ có thể khiến bạn đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Chế biến nấm với quá nhiều dầu ăn

Nấm có tính thấm hút rất cao, khi chế biến dễ thấm hút các chất lỏng như dầu ăn. Điều này hoàn toàn không tốt với sức khỏe của bạn khi vô tình tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ.

4/ Hiểu hơn về đặc tính của nấm để tránh ăn nấm bị ngộ độc

Trong Đông Y, nấm mang tính Hàn (tức là bổ âm). Chúng ta không nên chế biến nấm thành các món lạnh như thịt nấu đông, rau lạnh, súp lạnh,... những cách chế biến như thế này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, khi ăn nấm, chúng ta cũng nên tránh dùng kèm các loại đồ uống lạnh như nước đá, soda, nước có ga ướp lạnh,... dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.

Từ đặc tính của nấm, hãy luôn chế biến chúng chín kỹ, ấm nóng để đảm bảo không bị ngộ độc, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe.

5/ Tại sao nên ăn nấm mỗi ngày?

Nấm là loại thực phẩm giàu đạm và các khoáng chất, mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, hãy bổ sung nấm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Vì nấm giàu chất dinh dưỡng

Trong nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như:

  • Các chất đa lượng: protein, chất béo bão hòa, Carbohydrat.
  • Hơn 18 loại axit amin cần thiết, con số này còn cao hơn cả thịt. Trong đó có gần 10 loại cơ thể chúng ta không thể tự hấp thụ.
  • Các vitamin: A, B, C, D, E, PP,....
  • Các chất xơ, chất chống oxy hóa.
  • Các vi chất: canxi, sắt, photpho, kẽm,...
  • Hơn 30 loại enzym tốt cho cơ thể.
  • Giàu các hợp chất quý như: Polysaccharide, Terpenoid, Sterol, Amino axit,...

Vì nấm đa dạng chủng loại và hương vị

Các loại nấm thông dụng có thể kể đến như: nấm hương (nấm Đông Cô), nấm rơm, nấm mèo, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ, nấm mối,...

Nấm sạch nhà Organica

Nhà Organica mới về các loại nấm như: nấm hương, nấm ngô và nấm đùi gà. Tất cả đều được trồng theo hướng cánh tác sạch, trong đó có hai loại nấm hương và nấm ngộ đạt chứng nhận thực phẩm Organic.

Nấm hương hữu cơ

Nấm hương không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc. Chúng có khả năng phòng chống ung thư, thiếu máu, suy dinh dưỡng, trị chứng kén ăn ở trẻ em, giúp bổ thận tráng dương, cải thiện sức khỏe tim mạch,...

Trong nấm hương có nhiều vitamin A, B, C, D,… axit amin, chất béo, protein, canxi, kali và gần 30 loại enzym.

Nấm ngô hữu cơ

Nấm ngô hay còn gọi là nấm Hoàng kim hay nấm bào ngư kim đỉnh, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt, cá, giàu các chất khoáng và các amino acid tan trong nước, amino acid không thể thay thế như: lyzin, tryptophan, các amino acid chứa nhóm lưu huỳnh.

Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn các vitamin nhóm B quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, B9,...

Nấm ngô tốt cho sức khỏe người mới ốm dậy, giúp giảm Cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, tim mạch, kháng ung thư,...

Nấm đùi gà

Loại nấm này có chứa vitamin nhóm B (B1, B6, B12), các vitamin C, D, E,... các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, phốt pho,... cần thiết cho cơ thể. Nấm đùi gà tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống bệnh tiểu đường, giúp tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt, hoạt chất Polysaccharide, Beta-Glucan có trong nấm đùi gà giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Lời kết

Ăn nấm bị ngộ độc là khó xảy ra nếu chúng ta biết lựa chọn và chế biến đúng cách các loại nấm quen thuộc. Không nên ăn những loại nấm lạ, dù chỉ một chút.

Ngoài ra, hãy chọn địa chỉ mua nấm sạch, chất lượng cao để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.