Tin tức

CHẾ BIẾN MÓN ĂN CÙNG ĐƯỜNG THỐT NỐT VỚI VÀI BƯỚC ĐƠN GIẢN

13/12/2023

CHẾ BIẾN MÓN ĂN CÙNG ĐƯỜNG THỐT NỐT VỚI VÀI BƯỚC ĐƠN GIẢN

Đường thốt nốt là một trong những chất làm ngọt tự nhiên, loại đường này rất giàu dinh dưỡng với ít tinh thể đường, có mùi vị, hình dáng, và độ hòa tan gần giống như đường tinh luyện. Đường thốt nốt chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng thực vật, bao gồm kẽm, kali và vitamin. Đặc biệt là loại đường này không bao giờ trải qua quá trình tẩy trắng hoặc tinh chế, điều này đồng nghĩa với việc tất cả các chất dinh dưỡng có trong đường thốt nốt vẫn còn nguyên vẹn, khiến nó trở thành một trong những chất làm ngọt phổ biến nhất. 

Tiêu thụ lượng đường thốt nốt vừa phải và hợp lý sẽ có những lợi ích nhất định đối với cơ thể. Mặc dù có lượng calo cao nhưng đường thốt nốt lại có chỉ số GI thấp, giàu khoáng chất và vitamin, có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức khỏe của xương và cải thiện sức bền của cơ bắp. 

Đặc điểm chính của đường thốt nốt là được làm từ mật hoa của cây thốt nốt, màu nâu đỏ sẫm của nó không chỉ tạo thêm sự hấp dẫn thị giác mà còn có hương vị đậm đà, với vị ngọt khó quên như caramel.

Đường thốt nốt có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau, dù là làm bánh hay làm đồ uống hoặc dùng trong đồ uống để mang lại hương vị ngọt ngào độc đáo.

“Với màu sắc và hương vị độc đáo cũng như tính linh hoạt của nó, đường thốt nốt dần dần trở thành một nguyên liệu thiết yếu trong nấu ăn và làm bánh.”

Hãy cùng Organica điểm qua một số món chế biến cùng đường thốt nốt nhé!

I  1. Chuối sáp rim đường thốt nốt

Nguyên liệu:

- 1 nải chuối sáp

- 100 gr đường thốt nốt

- 1 lát chanh

- 1 ít muối, 1 ống vani

- Mè trắng

Bước 1
Chuối cắt ra từng trái, để nguyên vỏ rửa sạch bên ngoài cho vào nồi cùng một ít muối, nấu cho đến khi nào chuối chuyển sang màu vàng đậm, vỏ chuối nứt là chuối đã chín, sau đó tắt bếp.

Bước 2
Vớt chuối ra rổ, để nguội cho ráo nước, rồi lột bỏ vỏ chuối và cho chuối vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 1 tiếng cho chuối săn lại để khi rim chuối sẽ dẻo và không bị bở.

Bước 3
Bắc chảo lên bếp, cho đường thốt nốt vào. Thêm ít nước lọc vào nấu lửa nhỏ cho đường thốt nốt tan hoàn toàn và nấu đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì cho vani và vắt nước cốt chanh vào, để chuối có vị đậm đà và thơm ngon hơn. Khi hỗn hợp đường sền sệt thì lấy chuối trong tủ lạnh ra và cho vào chảo đường, đảo nhẹ nhàng, đều tay để đường áo đều chuối và không làm nát chuối. Đến khi nước đường sệt, khô, kẹo lại, thì tắt bếp.

Bước 4
Cho chuối rim đường thốt nốt ra đĩa rồi rắc mè rang lên và cùng thưởng thức!

I  2. Bánh flan đường thốt nốt

Nguyên liệu:

- 100g đường thốt nốt

- 3 quả trứng gà

- 40g đường

- 200ml sữa tươi

- Một ít vanilla

Bước 1: Làm caramen

Chuẩn bị một nồi nhỏ, đun nóng 100g mật hoa thốt nốt Osoil và khuấy đều. Khi hỗn hợp đạt được màu vàng óng, đổ nhanh chóng vào khuôn bánh flan

Bước 2: Làm hỗn hợp trứng sữa

Chuẩn bị một tô lớn, đánh tan 3 quả trứng gà. Sau đó, thêm vào 40g đường, 200ml sữa tươi và một ít vanilla, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn và đường tan hoàn toàn. Để bánh flan mềm mịn hơn, anh chị lọc hỗn hợp trứng, đường, và sữa qua một cái rây mịn để loại bỏ bọt và các cục lớn. Sau đó đổ hỗn hợp trứng đã lọc vào khuôn bánh flan có đường thốt nốt đã đông. Đậy kín khuôn lại.

Bước 3: Hấp bánh

Mang nồi hấp lên bếp và đặt khuôn bánh flan vào nồi. Đậy nắp và hấp bánh flan trong khoảng 30 - 40 phút hoặc cho đến khi bánh chín. Sau đó, tắt bếp và để bánh nguội tự nhiên trong khuôn, đặt bánh flan vào tủ lạnh trong ít nhất 2 giờ hoặc qua đêm để đông lại và tạo độ mềm mịn cho bánh.

I  3. Nước nha đam đường thốt nốt

Bước 1:
Đun sôi 1 nồi nước, cho nha đam vào luộc đến khi nước sôi thì tắt bếp, vớt nha đam vào tô nước đá để cho nha đam được giòn.

Bước 2:
Cho 1 lít nước lọc vào nồi thêm đường thốt nốt vào, đun đến khi đường tan hết rồi tiếp tục cho nha đam vào đun đến khi sôi lại thì tắt bếp, để nước nha đam nguội. Sau đó uống kèm với đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

I  4. Khoai lang ngào đường thốt nốt

- 2 củ khoai lang

- 100 g đường thốt nốt

- Mè rang

Bước 1:

Khoai bào mỏng, ngâm vào thau nước pha muối và chanh. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch đến khi nước trong. Trãi khoai ra rổ, hông trước quạt cho mau khô, khi đó chiên sẽ nhanh hơn.

Bước 2:

 

Cho dầu vào chảo tương đối nhiều để khoai chiên ngập trong dầu, chiên từng mẻ nhỏ một để khoai giòn đều hơn. Khi khoai chín, cứng và giòn, thì vớt ra giấy thấm dầu.

Bước 3:

Cho đường lên chảo cùng với 1 ít nước, nấu lửa nhỏ cho đường tan ra. Khi đường tan hoàn toàn thì cho khoai vào đảo đều với lửa trung bình đến khi đường áo toàn bộ khoai thì tắt bếp, cho ra dĩa. Lưu ý nếu cho vào keo bảo quản phải đợi khoai thật nguội.

I  5. Chè bưởi đường thốt nốt

- 100gr đậu xanh

- 60gr cùi bưởi

- 1/2 muỗng cà phê muối

- 150gr bột năng

- 250 - 350g đường thốt nốt tùy khẩu vị

- 1 tô nước đá

- 100ml nước cốt dừa

- 50gr đậu phộng rang

Bước 1:
- Bưởi gọt vỏ rồi cắt cùi bưởi, gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài để không bị đắng và gọt bớt phần xơ xốp ở bên trong để cùi được giòn hơn.
- Cắt cùi bưởi thành hạt lựu. Ngâm cùi bưởi với muối khoảng 15 phút.
- Cho vào nồi 250ml nước với ½ muỗng cà phê muối đến khi sôi thì đổ cùi bưởi vào. Nhanh tay đảo đều rồi đổ cùi bưởi ra rổ.
- Xả cùi bưởi dưới vòi nước chảy. Dùng tay vò và bóp nhẹ cùi bưởi liên tục cho đến khi cùi bưởi hết the đắng. Vắt thật khô cùi bưởi, cho vào tô sạch.

Bước 2:

- Nấu 1 lít nước với 250g - 350gr đường thốt nốt đến khi đường tan hết và nước bắt đầu sôi thì giảm lửa. Đổ phần cùi bưởi đã xóc bột năng vào nồi nước vừa chuẩn bị. Để lửa vừa, luộc đến khi nhìn cùi bắt đầu trong lại, chín, nếm thử thấy giòn thì vớt cùi bưởi thả vào tô nước đá.

- Nấu nước cốt dừa: Đun nước cốt dừa với đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị, hòa chút bột năng với nước cho vào nếu thích nước cốt dừa có độ sệt.

Bước 3:

- Đậu xanh vo sạch, sau khi ngâm mềm, đổ ra rổ, xóc thật ráo nước rồi hấp ở lửa nhỏ, nước sôi liu riu trong vòng 10-15 phút đến khi đậu chín. Khi nước chè đã được nấu kỹ và đủ sánh đặc, vớt cùi bưởi trong tô nước đá, xóc thật ráo rồi thả cùi vào nồi chè. Từ từ cho đậu xanh đã hấp chín, quấy đều.

- Để lửa nhỏ. Hòa tan 35g bột năng trong 65ml nước rồi từ từ đổ vào nồi chè. Quấy đến khi chè bắt đầu sánh lại. Giữ lửa nhỏ, khuấy đều tay.

Bước 4:

Nêm nếm vị ngọt vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra chén hoặc ly, cho ít nước cốt dừa và đậu phộng lên và thưởng thức.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ ngọt của đường thốt nốt tương đối cao, màu sắc của đường thốt nốt cũng đậm hơn, dễ làm mất màu thực phẩm nên khi sử dụng cần chú ý đến tỉ lệ pha trộn.

Nhìn chung, đường thốt nốt có thể được sử dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cần được tiêu thụ ở mức độ vừa phải và kết hợp với các thực phẩm lành mạnh khác. Đối với những người muốn kiểm soát cân nặng của mình, đường thốt nốt có lượng calo cao và cần cẩn thận trong việc kiểm soát lượng ăn vào. Đồng thời, đường thốt nốt có tương đối ít chất dinh dưỡng và không thể dùng làm nguồn dinh dưỡng chính.