Tin tức

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau điều trị

19/12/2019

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau điều trị

Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư mặc dù đôi khi họ có thể không muốn ăn. Cơ thể cần nạp đầy đủ dinh dưỡng và calo để sẵn sàng cho quá trình điều trị bệnh thuận lợi nhất

.Dưới đây là một vài gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau điều trị từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các bạn có thể tham khảo.

 

1/ Trước và trong khi điều trị (hóa, xạ trị) nên ăn gì?

Tùy vào từng loại ung thư, tình trạng của từng bệnh nhân mà quá trình điều trị cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, tiến hành hóa xạ trị là cách phổ biến nhất. Để sẵn sàng cho quá trình điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ là hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh trước khi lên thực đơn. Ngay lúc này cơ thể bạn cần cung cấp những thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn, thực phẩm hữu cơ sẽ là một gợi ý từ các chuyên gia.

 

 

Trước khi tiến hành điều trị bạn cần ăn nhẹ, các gợi ý có thể là sữa chua, trái cây tươi, trứng luộc, bánh mì nướng, ngũ cốc, yến mạch và sữa hạnh nhân hoặc bánh quy hạt chia, cháo gà, thậm chí có thể là 1 phần cơm nhỏ với ức gà… Trong quá trình điều trị, bạn có thể sử dụng các loại nước ép có hàm lượng acid thấp như ép táo, nho hoặc sử dụng bánh quy giòn, sữa chua, chuối… Để đảm bảo thực phẩm bạn sử dụng không ảnh hưởng đến quá trình điều trị hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng chúng.

 

2/ Sau quá trình điều trị, nên ăn gì?

Sau thời gian điều trị bệnh nhân cần thời gian để nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng. Theo đó khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư nên được chia nhỏ thành 5-6 bữa (bao gồm cả 3 bữa ăn chính), điều này giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn dinh dưỡng vào cơ thể. Lưu ý, bạn cần bổ sung chất lỏng thường xuyên cho bệnh nhân để ngăn ngừa tình trạng mất nước cũng như hỗ trợ loại bỏ các tạp chất sau điều trị. Bạn có thể cho bệnh nhân ung thư sử dụng:

 

Đặc biệt, sau điều trị bệnh nhân ung thư sẽ cảm thấy khó chịu hơn, một số thường ám ảnh bởi các loài mùi. Do đó, bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm. Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm tốt cho từng loại ung thư để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

 

3/ Gợi ý các món ăn phòng ngừa ung thư hiệu quả

Mặc dù không có một loại thực phẩm “thần kỳ” nào mà khi ăn vào có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh ung thư. Thế nhưng nếu biết kết hợp các thực phẩm với nhau đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các thực phẩm lành mạnh thì bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo một vài món ăn rất tốt để phòng ngừa ung thư đến từ Hiệp Hội ung thư Hoa Kỳ sau.

 

Bông cải xanh xào dầu oliu

Là món ăn đơn giản nhưng lại cực kỳ tốt để phòng ngừa ung thư. Các nghiên cứu cho thấy trong bông cải xanh có chứa carotenoids, indoles, glucosinolates và isothiocyanates có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn chặn sự phân chia và ngăn chặn các tế bào bị tổn thương chuyển thành ung thư.

 

Nguyên liệu:

  • 1 bông cải xanh
  • 2 thìa dầu oliu
  • 1 thìa tỏi băm nhuyễn
  • 1 chén ớt chuông thái hạt lựu
  • 1 ít cà chua bi
  • Ít muối, nước chanh

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần cắt bông cải xanh thành từng miếng vừa ăn, loại bỏ phần cứng. Sau đó cho một ít muối vào nồi nước chần sơ bông cải trong 30 giây. Vớt bông cải ra cho vào tô nước đá để giúp bông cải giữ được màu xanh ngon mắt.

Bước 2: Làm nóng chảo, sau đó cho dầu oliu vào đảo thơm với tỏi băm. Tiếp đó cho ớt chuông và cà chua vào đảo nhanh tay, cuối cùng là bông cải, đảo tầm 30 giây thì nêm thêm ít muối, gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể bỏ thêm ít chanh và húng quế nếu thích.

Salad đậu đen và ngô

Món ăn nghe có vẻ lạ nhưng thực tế lại cực kỳ quen thuộc và dễ ăn. Đậu đen và hạt ngô (bắp) là gợi ý không tồi để tăng cường sức đề kháng và các chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 1 chén ngô tươi
  • 1 quả ớt chuông thái nhỏ
  • 1 chén nhỏ đậu đen rửa sạch để ráo nước
  • 1 quả cà chua xắt hạt lựu, 1 củ hành đỏ nhỏ cắt hạt lựu 
  • 1 thìa dầu oliu, 1 thìa thì là, 2 thìa nước cốt chanh, ít tiêu, muối, rau mùi

Cách làm: Hấp chín đậu đen, ngô tươi. Sau đó đảo qua chúng cùng ớt chuông, cà chua với dầu oliu và hành trong chảo. Tiếp đó cho ra dĩa, rưới nước sốt từ chanh, thìa là, tiêu, muối lên dĩa và trộn đều. 

Súp đậu lăng đỏ

  • 2 chén đậu lăng
  • 1 thìa bơ
  • 1 củ hành tây cắt nhỏ, 1 củ cà rốt cắt hạt lựu,3 tép tỏi băm nhỏ, 1 thìa thì là, 1 nhánh cần tây băm nhỏ, một ít rau mùi, 1 thìa cà chua băm nhỏ, một ít đường, chanh…

Cách làm:

Trong nồi lớn, làm tan chảy bơ. Sau đó cho thêm hành tây, cà rốt, cần tây, tỏi khuấy đều cho mềm tầm 5 phút thì thêm thì là, rau mùi, ớt bớt nấu thơm trong 3 phút. Tiếp đó cho cà chua vào nấu mềm tầm 2 phút. Cuối cùng thêm đậu lăng cùng 8 chén nước và ít muối vào đun trong 30 phút để thành súp, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành. Món này bạn có thể ăn với bánh mì sẽ rất ngon.

Hiện nay, ung thư được xem là căn bệnh đáng sợ nhất bởi khi mắc phải người bệnh phải trải qua quá trình điều trị vô cùng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, tỷ lệ sống thấp.

Chính vì vậy, mỗi người cần chủ động ngăn ngừa ung thư bằng cách thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là biết cách lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe. Song song với đó cần có chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến nhiều lời khuyên cần thiết cho mọi người.

>>> Tham khảo thêm: 28 thực phẩm chống và ngăn ngừa ung thư hiệu quả