Tin tức

Đậu phộng có tác dụng gì? Những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn đậu phộng

24/06/2022

Đậu phộng có tác dụng gì? Những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn đậu phộng

 

Đậu phộng là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc của các gia đình Việt. Không chỉ giúp các món ăn thêm phần đậm đà, ngon miệng và đẹp mắt, bản thân đậu phộng cũng là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người với đa dạng cách chế biến khác nhau. Hôm nay hãy cùng Organica tìm hiểu kỹ hơn về đậu phộng để biết đậu phộng có tác dụng gì, cũng như cần lưu ý điều gì khi ăn loại hạt này nhé!

Nguồn gốc của đậu phộng

Cây đậu phộng (với tên gọi thông dụng ở các tỉnh phía Bắc là cây lạc) có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có rất nhiều ghi chép về nguồn gốc của loại cây này.

 

Đậu phộng hay Lạc (Arachis hypogaea) có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ, một loài thực phẩm thuộc họ Đậu

Đậu phộng hay Lạc (Arachis hypogaea) có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ, một loài thực phẩm thuộc họ Đậu

Nhiều nghiên cứu tin rằng cây đậu phộng đầu tiên được thuần hóa có thể xuất xứ từ các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia thuộc khu vực Nam Mỹ. Đến nay người ta vẫn tìm thấy nhiều chủng cây đậu phộng hoang dã tại khu vực này.

Lịch sử của cây đậu phộng được ghi chép nhau sau:

Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện ra loại cây này, sau đó mang chúng từ Brazil đến Tây Phi, rồi sang vùng Tây Nam của Ấn Độ.

Ngoài ra, các thương nhân Bồ Đào Nha và các nhà truyền giáo người Mỹ còn là những người đầu tiên mang cây lạc vào địa phận Trung Quốc, lần lượt vào thế kỷ 17 và 19, từ đó giống cây này dần được lan rộng khắp các quốc gia châu Á.

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

Hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong đậu phộng khá là cao. Theo nghiên cứu, trung bình trong 100g đậu phộng sẽ chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 515 kcal
  • Carbohydrate: 60.61g
  • Chất đạm: 9.09g
  • Chất béo: 27.27g
  • Chất xơ: 3g
  • Vitamin C: 3.9g
  • Cholesterol: 15mg

Các loại khoáng chất: 45mg natri, 61mg canxi, 1.09mg sắt,…

Mời bạn xem qua các sản phẩm đậu phộng hữu cơ tại Organica:

Đậu phộng có tác dụng gì?

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hạt đậu phộng chứa nhiều mangan, có tác dụng hỗ trợ hấp thu chất béo, từ đó giúp cho cơ thể điều tiết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.

Điều này nghĩa là khi ăn lạc sẽ không làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn đậu phộng điều độ, đúng cách có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tạp chí Nutrients đã chỉ ra rằng chấtgiảm mức cholesterol; làm chậm quá trình hấp thu glucose để hạn chế lượng đường

Tạp chí Nutrients đã chỉ ra rằng chất đậu phộng có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose để hạn chế lượng đường trong cơ thể hiệu quả

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong thành phần của đậu phộng có chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, hai chất này góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, đậu phộng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch như các chất chống oxy hóa, magie, niacin, đồng, axit oleic,...

Đậu phộng hỗ trợ ngăn ngừa các loại bệnh tim bằng cách làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Sử dụng đậu phộng có thể góp phần ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ, từ đó giảm thiểu nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Nghiên cứu đã chứng minh, ăn đậu phộng thường xuyên sẽ làm giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Giảm nguy cơ ung thư

Nghiên cứu đã chứng minh, những người lớn tuổi ăn bơ đậu phộng có thể giảm bớt nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến không tim - một loại ung thư dạ dày nguy hiểm.

Ngoài ra, trong đậu phộng chứa rất nhiều axit p – coumaric, đây là một chất có khả năng chống oxy hóa cao. Cùng với vitamin E trong đậu phộng cũng là chất chống oxy hóa, hạt đậu này được sử dụng hợp lý sẽ góp phần giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đậu phộng còn giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Đậu phộng được cho là chống lại các gốc tự do, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Tăng cường trí nhớ

Trong đậu phộng có chứa vitamin B3 cùng niacin, hai chất này vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa giúp cải thiện chức năng bộ não cũng như thúc đẩy tăng cường trí nhớ.

Đặc biệt, niacin trong đậu phộng có tác dụng làm giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Đó là lý do khi xem nhiều bộ phim nước ngoài, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những người lớn tuổi thường xuyên ăn bơ đậu phộng cùng sandwich hoặc salad.

Hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi

Các nhà khoa học đã chỉ ra, nguồn acid folic có trong đậu phộng có thể góp phần giúp cho mẹ bầu giảm được nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 70%.

Hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi

Hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi

Chống trầm cảm

Acid amin tryptophan - một thành phần trong hạt đậu phộng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin. Đây là hợp chất rất có ích cho não bộ và giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả, cũng như chống lại chứng trầm cảm.

Hỗ trợ giảm cân - mọc tóc

Một lợi ích mà chị em phụ nữ không thể bỏ qua của hạt đậu phộng là nó có thể đồng hành cùng bạn trong quá trình giảm cân và cải thiện chứng tóc thưa. Trong hạt đậu phộng chứa một lượng đạm và chất béo không bão hòa đơn cao, giúp làm tăng sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể.

itamin B7, Vitamin E, protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì vậy, đậu phộng có thể thúc đẩy sự phát triển của tó

Đậu phộng chứa Vitamin B7, Vitamin E, protein, chất xơ và chất chống oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của tóc

Đồng thời đây là nguồn cung cấp chất xơ không tan, vì thế khi ăn đậu phộng bạn sẽ nhanh có cảm giác no. Ăn đậu phộng đều đặn với lượng hợp lý có thể giúp bạn duy trì cân nặng ổn định. Acid béo Omega-3 và vitamin E trong hạt đậu phộng giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh, làm giảm thiểu vấn đề tóc thưa, tóc rụng ở phụ nữ.

Những lưu ý khi ăn đậu phộng

Đậu phộng chống chỉ định với đối tượng nào?

Đậu phộng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn đậu phộng. Đó là những ai?

Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ: hàm lượng chất béo và calo trong đậu phộng cao, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ ăn nhiều sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác: bệnh mạch vành, mạch máu não.

Những lưu ý khi ăn đậu phộng là gì

Những lưu ý khi ăn đậu phộng là gì?

Người bị bệnh gout: đậu phộng có nhiều chất dầu béo và protein nên nếu bệnh nhân gout sử dụng nhiều sẽ làm giảm bài tiết axit uric, làm bệnh có xu hướng nặng hơn.

Người bị nóng trong: đậu phộng có vị ngọt, tính nóng nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng hỏa khí, những người bị nhiệt miệng, viêm khoang miệng, viêm lưỡi, chảy máu mũi,... nên hạn chế tiêu thụ.

Người tiêu hóa kém: đậu phộng chứa nhiều chất béo nên để tiêu hóa cần có lượng dịch mật lớn, những người có hệ tiêu hóa kém hoặc mới cắt túi mật sẽ khó mà tiêu hóa đậu phộng được.

Người bị dị ứng: dị ứng đậu phộng chính là loại dị ứng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, bất cứ ai có tiền sử dị ứng đậu phộng thì cần tuyệt đối tránh xa món ăn này.

Một vài lưu ý khi ăn đậu phộng

Ngoài những chống chỉ định nêu trên, để tiêu thụ đậu phộng hợp lý, hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điểm sau nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân:

  • Tuyệt đối không ăn đậu phộng mốc, vì lúc này đậu phộng sẽ trở thành loại thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư hoặc gây ngộ độc.
  • Trong hạt đậu phộng có chứa một số chất làm giảm hấp thu vài loại chất dinh dưỡng nhất định, vì thế mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 30g đậu phộng (khoảng 50 hạt).

Một vài lưu ý khi ăn đậu phộng

Một vài lưu ý khi ăn đậu phộng

Sau khi ăn đậu phộng, nếu thấy các triệu chứng như ngứa, phát ban, buồn nôn, sưng,... cần ngừng ăn ngay lập tức và đi khám trước khi bị sốc phản vệ nặng hơn như khó thở, nôn mửa, co giật, chóng mặt và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cách sử dụng đậu phộng

Cách chọn đậu phộng ngon

Organica bật mí cho các bạn một số cách chọn mua loại đậu phộng ngon và chất lượng. Hãy dựa vào những đặc điểm cơ bản dưới đây:

  • Lớp vỏ bên ngoài có màu sắc tươi sáng.
  • Kích thước hạt đậu to và tròn.
  • Bạn có thể thử dùng tay bấm vào hạt đậu, nếu thấy cảm giác chắc và mẩy thì là đậu ngon.
  • Các hạt đậu đều nhau, không bị trộn lẫn với những hạt lép, mối mọt.
  • Tránh những hạt đậu có dấu vết bất thường trên vỏ và có mùi lạ.

Một số cách chế biến đậu phộng

Cách ăn đậu phộng thực ra đã quá quen thuộc, có thể chẳng cần giới thiệu. Bạn có thể ăn đậu phộng sống, rang, luộc, chiên, hoặc được chế biến thành bơ đậu phộng.

Dưới đây là một số cách sử dụng đậu phộng được các chuyên gia ẩm thực gợi ý để bữa ăn hàng ngày của bạn đa dạng, phong phú hơn:

  • Đậu phộng rang tỏi ớt
  • Đậu phộng rang nước mắm
  • Đậu phộng ngào đường
  • Bánh mì bơ đậu phộng và chuối
  • Rắc đậu phộng lên salad
  • Rắc đậu phộng lên sữa chua, sinh tố.
  • Thêm đậu phộng lên món chiên, món xào.
  • Nướng đậu phộng với bánh quy.
  • Làm nước sốt đậu phộng để chấm chả giò.

=> Mời bạn xem qua Ngon, bổ, rẻ, dễ làm với các món ăn từ đậu phộng

Trên đây là những thông tin chi tiết về hạt đậu phộng tưởng quen mà ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Organica tin rằng sau bài viết này các bạn đã nắm được đậu phộng có tác dụng gì cũng như cách sử dụng đậu phộng hiệu quả, không nhàm chán trong bữa ăn thường ngày. Giờ thì cùng thử trổ tài làm các món ăn vặt mới, thơm ngon lạ miệng từ đậu phộng nhé!