Tin tức

Tại sao không ăn đồ ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường?

26/05/2021

Tại sao không ăn đồ ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường?

Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đường. Tuy nhiên không ăn ngọt không có nghĩa là lượng đường bạn nạp vào cơ thể ít đi.

Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường mà ít có vị ngọt, chúng cũng là tác nhân gây tiểu đường cao.

Cùng Organica tham khảo bài viết dưới đây để biết lý do.

Đồ ăn ngọt và bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một loại bệnh mãn tính, khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.

Những người thừa cân, béo phì hoặc hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ là đối tượng dễ mắc tiểu đường. Triệu chứng bệnh thường là nhanh khát và đói, sụt cân, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần hoặc vết thương chậm lành.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến người mắc có ít hoặc không có insulin.

Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào thì lại bị tích lũy trong máu, gây ra tiểu đường.

Đồ ăn ngọt có liên quan gì đến bệnh?

Đồ ăn ngọt thường chứa nhiều đường hoặc được cho nhiều đường (free sugar) vào để có vị ngọt. Mà free sugar là một loại đường không tốt cho cơ thể.

Những loại đường được thêm vào đồ ăn, gọi là free sugar là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 1, có nhiều giả thuyết cho rằng do gen hoặc virus gây ra.

Free sugar không trực tiếp gây ra bệnh type 2 nhưng dễ gây tăng cân, béo phì, từ đó nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cũng tăng lên.

Có thể nói, ăn nhiều đường (free sugar) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường.

Tại sao không ăn ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường?

Đường free sugar có trong thực phẩm nào?

Đường tự do free sugar có nhiều trong nước ép hoa quả, sữa đặc, sinh tố, siro, mật ong,... và đặc biệt dễ nhận thấy nhất là đường kính, đường phèn, đường thốt nốt,...

Những thực phẩm “không ngọt” nhưng rất nhiều đường

Có những thực phẩm tuy không mang nhiều vị ngọt nhưng lại chuyển hóa thành rất nhiều đường khi vào cơ thể.

Tại sao không ăn ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường? rất có thể bạn đang sử dụng nhiều thực phẩm này:

  • Cơm trắng: gạo chứa rất nhiều tinh bột, khi bào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. 
  • Một số loại trái cây: xoài, sầu riêng, dưa hấu,... là những loại trái cây chứa rất nhiều đường. Người tiểu đường nên ăn những loại quả như bưởi, cam, táo, lê,....
  • Củ cải đường: chứa nhiều đường mà lại không có nhiều vị ngọt.
  • Nước mía: tuy là một món giải khát được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên bên trong nước mía chứa nhiều chất sucrose, đay là loại đường khiến chỉ số đường huyết tăng đột ngột.

Nên ăn bao nhiêu đường một ngày?

Bất kỳ ai cũng nên cắt giảm lượng đường tự do (free sugar). Các chuyên gia y tế khuyến nghị mỗi người nên ăn dưới 30g đường, tương đương 7 muống cà phê mỗi ngày.

***Lưu ý: Tổng lượng đường bao gồm tất cả các loại thực phẩm vào cơ thể có thể chuyển hoá thành đường

Ví dụ một muỗng sốt cà chua cũng chứa khoảng một muỗng đường. Một chiếc bánh quy chocolate đã chứa đến hai muỗng đường.

Dựa vào ví dụ trên mà bạn nên biết cách điều chỉnh lượng đường hằng ngày cho hợp lý.

Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. 

Hãy thay đổi thực đơn hằng ngày, giảm ăn nhiều các loại tinh bột, bánh mì, khoai tây,...  Thay vào đó, bạn hãy tăng cường hàm lượng rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, sữa chua,... trong thực đơn của mình.

>>> Xem ngay: 25 loại thực phẩm có chỉ số GI thấp thích hợp cho người bệnh tiểu đường

Đa số các loại thực phẩm hữu cơ đều thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, rất tốt cho cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc bệnh tiểu đường nên chuyển sang thực phẩm hữu cơ. ORGANICA có nhiều sản phẩm phù hợp cho thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Nhiều sản phẩm thức uống trái cây và rau quả của ORGANICA giúp giảm đường và mỡ thừa hiệu quả trong máu.

Cho dù bạn có đang là người mắc tiểu đường hay không, không nên quá chủ quan. Hãy tăng cường ăn thực phẩm hữu cơ có chỉ số đường huyết thấp, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn hiện tại và về sau này.