Tin tức

Gạo lứt hữu cơ và 3 lợi ích tuyệt vời mà người bị bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

16/12/2019

Gạo lứt hữu cơ và 3 lợi ích tuyệt vời mà người bị bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

Xuất hiện khá nhiều trong các thực đơn giảm cân hay những bữa ăn healthy của nhiều người, gạo lứt hữu cơ từ lâu đã là sự lựa chọn tối ưu nhất cả về hàm lượng dưỡng chất lẫn những công dụng tuyệt vời của nó trong dinh dưỡng nói chung.

Thế nhưng, bên cạnh việc là một loại thực phẩm dinh dưỡng, gạo lứt hữu cơ cũng sẽ khiến bạn phải bất ngờ bởi 3 lợi ích tuyệt vời mà nói mang lại cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị tiểu đường.

Điểm danh 3 lợi ích “trời ban” khiến gạo lứt hữu cơ trở thành “thần dược” của người bệnh tiểu đường

Điều đầu tiên cần nhắc đến khi nói về lợi ích mà gạo lứt mang đến cho người bị bệnh tiểu đường đó chính là khả năng kiểm soát và làm giảm lượng glucose trong máu. Bởi trong lớp cùi của gạo lứt có chứa hemoglobin đã được glycosyl-hóa. Thành phần này có chức năng giúp cải thiện quá trình tổng hợp insulin. Từ đó hạn chế sự gia tăng tỉ số đường huyết ở những người bị bệnh. 

Thứ hai bạn có biết rằng gạo lứt được xếp vào một trong những loại hát có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất không? Chỉ tính mình lớp màng bọc bên ngoài của hạt gạo lứt đã có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như: chất  xơ, chất dầu, các vitamin, khoáng chất, và carbohydrate… Nếu mỗi ngày người tiểu đường ăn một chén gạo lứt đã nấu chín thì đã cung cấp cho cơ thể khoảng 230 calo, 5g chất đạm, 3.5 g chất xơ, 50g carbohydrate, thiamin B1, các sinh tố vitamin B6, vitamin E, niacin B3, folacin, cùng các chất khoáng khác… Đây đều là các thành phần bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời mà chỉ có gạo lứt hữu cơ mới có thể đáp ứng được với chế độ dinh dưỡng khắt khe của người bị tiểu đường. 

 

 

Theo kết quả của một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition thì hàm lượng hemoglobin có trong gạo lứt hữu cơ cao so với các loại gạo lứt thông thường được đánh giá hơn hẳn. Thành phần này khi được hấp thụ sẽ chuyển hoá thành glycosyl-hóa để cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở người bệnh. Từ đó hạn chế tình trạng insulin không được chuyển hoá, làm tăng các chỉ số đường huyết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. 

Sở dĩ gạo lứt hữu cơ giữ được lượng hemoglobin trong thành phần cao là bởi được canh tác trên nền tảng nông nghiệp hữu cơ, không sử dụng bất kỳ loại hoá chất hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Kể từ khâu chọn giống, làm đất, trồng trọt, thu hoạch cho đến bảo quản đều được thực hiện theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA). Bởi vậy nên không chỉ hàm lượng hemoglobin, các chất dinh dưỡng cao mà còn đảm bảo an toàn với sức khỏe của người bệnh. 

Thứ ba, gạo lứt nguyên hạt còn rất giàu magie, một trong những loại enzyme có khả năng đẩy nhanh quá trình bài tiết glucozo và insulin, ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ. Từ đó kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể một cách hiệu quả hơn. 

Cách chế biến gạo lứt hữu cơ cho người bị tiểu đường

Gạo lứt và gạo lứt hữu cơ nói chúng thường có dạng hạt dài. Tuy nhiên, đối với gạo lứt hữu cơ khi nấu thành cơm bạn lại ngửi thấy một mùi thơm tự nhiên phảng phất và hạt cơm khá mềm. 

Để tăng thêm hương vị và giúp bữa ăn đỡ ngán, bạn nên ngâm gạo ít nhất 8 giờ đồng hồ trước khi chế biến. Nếu bạn muốn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt thì lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng đó là bạn nên rang gạo rồi cho vào nồi nấu trực tiếp mà không cần phải vo. 

Một tỷ lệ giữa gạo và nước vào khoảng 1:1,5 cũng sẽ giúp cho phần cơm gạo lứt của bạn không bị khô hay nhão, sau đó hãy nấu trong thời gian khoảng 1h đồng hồ với lửa vừa phải. Đặc biệt hơn nữa, phần cơm gạo lứt hữu cơ của bạn cũng sẽ mềm và thơm hơn khi được nấu trong nồi áp suất, mang lại cảm giác ngon miệng cho cả gia đình.

Những lưu ý cần biết trong chế độ ăn với gạo lứt hữu cơ

So với gạo trắng thì cơm gạo lứt thường xơ và cứng hơn bởi vẫn đang còn giữ nguyên lớp vỏ cám với nhiều thành phần dưỡng chất bên ngoài. Bởi vậy nên khi thưởng thức, cần phải ăn chậm và nhai thật kỹ. Điều này sẽ giúp người bị bệnh tiểu đường dễ tiêu hoá và hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng có trong cơm gạo lứt. 

Bên cạnh đó khi ăn cơm gạo lứt hữu cơ, bạn nên ăn kèm với những thức ăn tốt cho người bị bệnh tiểu đường như thịt cá hữu cơ, muối vừng, rau hữu cơ hoặc uống sữa không đường... để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu hụt cho cơ thể. 

Mặc dù là thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường, thế nhưng gạo lứt cũng là thực phẩm cung cấp tinh bột và có khả năng làm tăng lượng đường huyết nếu như sử dụng quá nhiều. Bởi vậy nên theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì người bị bệnh tiểu đường nên khống chế khẩu phần ăn, tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa chỉ nên ăn nửa bát để cơ thể có thời gian hấp thụ, tiêu hoá và điều chỉnh chỉ số đường huyết phù hợp.

>>> Tham khảo : Gại lứt hữu cơ Organica nấu thành cơm sẽ thơm và mềm

Bên cạnh việc kiểm soát chỉ số đường huyết cung cấp vào cơ thể của người bệnh bị tiểu đường thì nguồn gốc và chất lượng thực phẩm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người bệnh nên tìm những nguồn thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng rõ ràng.