Tin tức

Trời lạnh, cẩn thận 9 căn bệnh “rình rập” bạn bất cứ lúc nào

18/11/2020

Trời lạnh, cẩn thận 9 căn bệnh “rình rập” bạn bất cứ lúc nào

Trời chuyển lạnh cũng là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở tấn công cơ thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy mỗi người cần chủ động trang bị cho mình các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là cải thiện chế độ ăn uống để có một sức đề kháng tốt để đối phó với 9 căn bệnh sẵn sàng “rình rập” bạn bất cứ lúc nào.

1/ Cảm lạnh

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến do virus gây ra với đường hô hấp, chủ yếu ở vùng mũi và cổ họng, nhất khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Bệnh làm người mắc vô cùng khó chịu, nếu không biết cách điều trị bệnh sẽ kéo dài và khó dứt điểm. Chưa kể bệnh còn tiềm ẩn các biến chứng như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính...

Để phòng ngừa cảm lạnh, bạn cần chú ý mặc ấm, hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn nhiễm từ việc chạm phải các đồ vật sử dụng xung quanh. Mặt khác cần chú ý ngủ đủ giấc, vận động và kiểm soát căng thẳng để hạn chế nguy cơ cảm lạnh.

Ăn gì phòng ngừa cảm lạnh?

Để chủ động ngừa cảm lạnh, bạn nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như hải sản (cá ngừ, cá hồi, cá thu…), trái cây có mùi, các loại trà thảo mộc, đu đủ, nước dừa, sữa ấm,  yến mạch, rau xanh, ớt...

Gợi ý:

2/ Viêm họng

Trời chuyển lạnh, bệnh về đường hô hấp tăng lên, trong đó dễ gặp nhất là viêm họng. Bệnh chủ yếu do virus, ngoài ra một số do vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, do nấm, dị ứng, tiếp xúc với bụi bẩn, hóa học độc hại…

Để phòng ngừa viêm họng, chúng ta nên chủ động các biện pháp bảo vệ đường hô hấp, tránh tiếp xúc với khu vực bụi bẩn, hóa chất…. 

Ăn gì ngừa viêm họng?

Để ngừa viêm họng chúng ta nên pha các thức uống làm dịu viêm và đau họng như mật ong, nước chanh, các thực phẩm như trứng, chuối, sữa chua, ngũ cốc, các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

3/ Hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh dễ tái phát nhất vào mùa lạnh, do đó người có tiền sử bệnh hen suyễn cần đặc biệt chú ý.

  • Hạn chế ra đường vào sáng sớm hoặc buổi tối, 2 thời điểm nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần chú ý giữ ấm cơ thể, mũi thật tốt.
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người cảm cúm, người nghi ngờ cảm cúm
  • Giữ môi trường sạch sẽ, không khí chứa nấm mốc, bụi bẩn sẽ khiến người bệnh khó thở.

Người hen suyễn nên kiêng ăn gì để tránh bệnh tái phát?

Người bị hen suyễn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các thực phẩm gây dị ứng và mất nước như đậu phộng, trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm, cà phê...

4/ Hội chứng Norovirus

Norovirus là loại virus dễ lan truyền vào mùa lạnh gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Bất cứ ai cũng  có thể dễ dàng bị Norovirus tấn công và khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Để tránh nhiễm Norovirus cần chủ động rửa tay sạch với xà phòng và nước để tiêu diệt  vi khuẩn. 

Ăn gì ngừa Norovirus?

Cần chủ động tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, các loại rau xanh và trái cây để nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt là cần uống nhiều nước.

5/ Đau khớp - viêm khớp

Mùa đông người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp sẽ cảm thấy đau đớn vì bệnh tiến triển nặng, thường gặp ở người trung niên và người già. Để khắc phục chứng đau xương khớp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp, chườm nóng, tắm nước nóng.

Đối với người trung niên, người lớn tuổi chưa mắc bệnh thì cần chú ý phòng ngừa bằng cách giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

Ăn gì ngừa viêm khớp?

Để ngừa viêm khớp, chúng ta nên có chế độ ăn uống đủ chất, chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D, collagen, hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị.

6/ Bệnh tim mạch

Mùa lạnh là mùa của bệnh tim mạch, nguy cơ cao thường xảy ra với người lớn tuổi, người có bệnh nền như đái tháo đường, cao huyết áp…

Để chủ động phòng ngừa bệnh tim mạch tái phát gây tai biến chúng ta cần chú ý:

  • Giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh đột ngột, nhất là với các vùng như cổ, mặt, đầu, nên đeo khẩu trang, khăn len che miệng để tránh hít thở không khí lạnh.
  • Chú ý ngủ đủ giấc, đóng cửa tránh gió lạnh lùa vào nhiễm lạnh.
  • Không làm việc nặng sau 30p ngủ dậy, đây là thời điểm dễ xảy ra các cơn tai biến,đột quỵ
  • Vận động nhẹ nhàng 30p/ ngày, với người lớn tuổi có thể chọn đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền hay yoga…

Ăn gì ngừa bệnh tim mạch?

Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tim mạch. 

Chế độ này gồm các nguyên tắc:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Ăn nhiều cá, ăn ít thịt
  • Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, bánh mì nguyên hạt)
  • Sử dụng dầu olive thay mỡ động vật
  • Giảm ăn muối
  • Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đồ uống nhiều đường

7/ Tay chân lạnh cóng

Mùa lạnh, khí huyết không lưu thông khiến tay chân lạnh cóng, một số xảy ra do các vấn đề hệ tuần hoàn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Để khắc phục chứng tay chân lạnh thì chúng ta nên chú ý ngâm tay chân với nước ấm, giữ ấm cho cơ thể, cọ xát tay chân để đẩy tuần hoàn máu, làm ấm, kết hợp xoa bóp với tinh dầu.

Ăn gì ngừa tay chân lạnh cóng?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngừa tình trạng chân tay lạnh cóng. Theo đó để phòng ngừa chúng ta nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B1, B2, E, multi-vitamin như sữa, trứng, thịt bò, bơ, các loại hạt, ngũ cốc…

8/ Đau dạ dày

Thời tiết lạnh, cơ thể cần năng lượng nhiều hơn để giữ ấm, lúc này cơ thể sẽ thấy đói nhanh, ăn nhanh và ăn no khiến dạ dày không kịp thích nghi, phải làm việc nặng nề để chuyển hóa thức ăn dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Ăn gì, ăn như thế nào để ngừa đau dạ dày?

Để ngừa chứng đau dạ dày vào mùa lạnh, nhất là những ai có vấn đề về dạ dày trước đó thì cần chú ý vào chế độ ăn uống. 

  • Chú ý ăn đủ cữ, đúng bữa
  • Chọn thực phẩm ấm, tương đối nóng để ăn, giúp kích thích lưu thông máu
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế ăn thức ăn quá cay, chua, nóng
  • Không dùng thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín
  • Tăng cường các thực phẩm rau xanh, trái cây giàu vitamin để tăng đề kháng

9/ Cúm

Khác với cảm, cúm thường tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho cơ thể và thường xảy ra vào mùa lạnh. Do đó mỗi người nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và người già cần chủ động các biện pháp phòng ngừa như mặc ấm, uống nhiều nước, xông hơi, dùng máy phun sương tạo ẩm…

Ăn gì ngừa cúm?

Đặc biệt chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa cúm. Theo đó một số thực phẩm nên ăn để giảm nguy cơ mắc cúm gồm:

  • Tỏi
  • Gừng
  • Các loại rau thơm
  • Rau xanh, trái cây giàu vitamin C
  • Thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt nạc, gan lợn

Gợi ý:

Mùa lạnh, cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Tuy nhiên nếu biết cách chủ động phòng ngừa, đặc biệt là cải thiện chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, Organica tin chắc bạn và cả gia đình sẽ khỏe mạnh vượt qua mùa lạnh.