Tin tức

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi mau phục hồi sức khỏe

30/08/2021

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi mau phục hồi sức khỏe

Bệnh nhân cần tuân theo các nguyên tắc về dinh dưỡng cho người viêm phổi để bệnh không nặng thêm. Nguyên nhân gây viêm phổi nguy hiểm nhất là virus, vì thế hãy bảo vệ lá phổi của bạn trước tiên!

Viêm phổi - căn bệnh về phổi nghiêm trọng

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, chủ yếu thường gặp ở người già hoặc trẻ em hoặc ở những người bị tổn thương hệ hô hấp.

Bệnh viêm phổi xảy ra khi ta hít phải yếu tố gây hại phổi từ môi trường bên ngoài như: vi sinh vật gây bệnh, virus, nấm, khói bụi độc hại, không khí lạnh bất thường hoặc khói thuốc lá,... Những yếu tố này chúng trực tiếp xâm nhập vào phổi gây tổn thương và suy giảm chức năng các túi khí.

Triệu chứng bệnh viêm phổi

Diễn biến ban đầu của bệnh viêm phổi thường nhẹ, âm thầm hoặc không có triệu chứng cụ thể. Các dấu hiệu nặng dần dần xuất hiện gồm sốt, ho, ớn lạnh,... khá giống với triệu chứng cảm cúm thông thường. Khi tiến triển nặng, cơ thể sẽ sốt cao, ho nhiều hơn và suy hô hấp. Lúc này, điều trị tại bệnh viện là cần thiết.

Nguyên nhân gây viêm phổi nào nguy hiểm nhất?

Nấm, vi khuẩn, virus là ba nguyên nhân chính làm phổi bị viêm nhiễm, cụ thể, chúng làm viêm nhiễm các túi khí trong phổi (túi chứa dịch hoặc mủ), từ đó làm giảm chức năng hô hấp của phổi. Khi bị viêm phổi, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn sốt và nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo các triệu chứng khó thở hoặc ho khan có đờm. 

Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây ra viêm phổi, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa trị. Tuy nhiên, đối với các tác nhân từ virus và nấm thì phức tạp hơn, nên được gặp bác sĩ vì chúng nguy hiểm và khó chữa trị hơn. Hội chứng suy hô hấp do nhiễm virus SARS-CoV-2 hay còn gọi là mắc COVID-19 cũng được xem là một dạng của bệnh viêm phổi.

Vai trò của dinh dưỡng cho người viêm phổi

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi là rất quan trọng. Nếu ăn uống không hợp lý, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Các nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm phổi:

  • Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm ho;
  • Bổ sung chất điện giải và vitamin C khi cơ thể sốt cao hoặc có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy;
  • Ăn thức ăn nhiều đạm, giàu chất xơ và chất béo thực vật;
  • Cung cấp đủ vitamin và chất xơ cơ thể cần để tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm;
  • Không uống rượu bia, cafe hay các chất kích thích, đặc biệt tránh xa khói thuốc lá;

>>> Tham khảo: Hướng dẫn nấu nồi xông hơi tại nhà với các nguyên liệu đơn giản

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi mau khỏe

Không thể thiếu trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào các vitamin cần thiết cho người viêm phổi như C, A, E, và các vitamin nhóm B, chúng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các vi khuẩn gây hại trong phổi.

Lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong rau củ quả còn giúp kháng viêm, chữa lành các nhiễm trùng trong đường hô hấp.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin nhóm B, có vai trò sản xuất năng lượng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Trong các loại ngũ cốc và quả hạch còn có nguyên tố vi lượng selen dồi dào, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch và chống ung thư phổi.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, bắp ngô, nếp cẩm,...

Thực phẩm giàu Protein

Ở người mắc viêm phổi, sự tăng sinh và tái cấu trúc các tế bào diễn ra rất nhanh và mạnh, dẫn đến hình thành những tổ xơ hóa rồi để lại mô sẹo hoặc tổn thương ở phổi. Chính vì thế, thực phẩm giàu đạm là rất cần thiết để bù đắp những thiếu thốn kia, giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa các mô.

Tuy nhiên không phải nguồn đạm nào cũng tốt cho người viêm phổi. Dinh dưỡng cho người viêm phổi cần nguồn đạm từ các loại thịt cá, chúng giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa.

Nước, nước ép, sinh tố, sữa

Duy trì đủ nước là cực kỳ quan trọng đối với những bệnh nhân viêm phổi, nhất là những trường hợp sốt cao hoặc tiêu chảy. Có đủ nước trong cơ thể sẽ làm loãng đờm, không gây bít tắc đường thở, từ đó hỗ trợ cho hệ hô hấp. Lưu ý, người viêm phổi cần tránh xa thức uống lạnh.

Gừng

Gừng có tính nóng, chống viêm, chống oxy hóa,... giúp sát trùng đường hô hấp và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi. Mật ong có tính hàn, nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, chống viêm cao, làm giảm các cơn ho, hạn chế tổn thương phổi.

Trên là những kiến thức liên quan cũng như những chế độ dinh dưỡng cho người viêm phổi. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu nguyên nhân gây bệnh là nấm và virus, vì thế hãy bảo vệ lá phổi của bạn một cách tốt nhất từ môi trường xung quanh.